Việt Nam là một trong các quốc gia được hỗ trợ từ “Sáng kiến khắc phục tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng” của Bayer

11/02/2021 - 19:50

PNO - Bayer triển khai dự án “The Nutrient Gap Initiative” (Sáng kiến khắc phục tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng) để mở rộng khả năng tiếp cận vitamin và khoáng chất cho 50 triệu người hàng năm trên toàn thế giới cho đến năm 2030

Vào ngày 2/2/2021 tại thành phố Basel của Thụy Sĩ, Tập đoàn Bayer phát động “The Nutrient Gap Initiative” nhằm mở rộng khả năng tiếp cận vitamin và khoáng chất cho các cộng đồng khó khăn tại một số nơi trên thế giới, giúp khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng.

Mục tiêu của chương trình là tiếp cận được 50 triệu người sinh sống tại các cộng đồng đang gặp khó khăn hàng năm cho đến 2030 thông qua hoạt động trực tiếp và các hoạt động hợp tác với những tổ chức phi chính phủ (NGO) trọng yếu, tập trung vào việc can thiệp, giáo dục và nâng cao nhận thức.

Dự án bắt đầu bằng việc tập trung vào phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, là những người dễ bị tổn thương và cần sự hỗ trợ, và hiện cũng đang chịu nhiều tác động của COVID-19. 

Việc tiếp cận các chất dinh dưỡng thích hợp trong 1.000 ngày đầu đời - suốt thai kỳ và trong 2 năm đầu - đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ, cũng như sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ em. Thật không may, sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trong các cộng đồng còn hạn chế, đặc biệt với phụ nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương. Gần 50% phụ nữ trẻ và bé gái ở độ tuổi vị thành niên ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình không được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất, và ít nhất là một nửa số trẻ em trên toàn thế giới dưới 5 tuổi bị thiếu hụt các vi chất quan trọng này. Hậu quả của tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất ngày càng trầm trọng hơn theo thời gian, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trong suốt cuộc đời và gây nhiều khó khăn trong việc thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Do đó, phụ nữ mang thai và trẻ em trong những cộng đồng gặp nhiều khó khăn - đối tượng dễ bị tổn thương nhất - sẽ là trọng tâm chính của dự án.

Tiếp cận với các chất dinh dưỡng phù hợp trong 1.000 ngày đầu tiên của cuộc đời là rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của em bé
Tiếp cận với các chất dinh dưỡng phù hợp trong 1.000 ngày đầu tiên của cuộc đời là rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ em

Heiko Schipper, Chủ tịch nhánh chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng, Tập đoàn Bayer, kiêm thành viên Hội đồng quản trị, cho biết: “Là công ty dẫn đầu và có chuyên môn trong lĩnh vực bổ sung dinh dưỡng thiết yếu, chúng tôi hiểu rõ vai trò quan trọng của các dưỡng chất, giúp đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, phụ nữ và trẻ em sinh sống tại các khu vực chịu nhiều thiệt thòi. Mong muốn nuôi dạy con khỏe mạnh là mối quan tâm hàng đầu đối của các bậc cha mẹ và các gia đình trên toàn thế giới và thông qua “The Nutrient Gap Initiative”, chúng tôi mong muốn thiết lập các chương trình giúp trẻ em có được sự khởi đầu tốt nhất cho hôm nay và mai sau”.

Việc ngăn ngừa thiếu hụt vitamin và khoáng chất sớm trong giai đoạn mang thai có thể giúp giảm thiểu kết quả thai kỳ xấu, chẳng hạn như tình trạng chậm phát triển và thiếu hụt trong phát triển hệ thần kinh, dẫn đến hậu quả kinh tế và sức khỏe lâu dài cho các cá nhân và xã hội.

Với sự hợp tác của tổ chức phi chính phủ Vitamin Angels và các đối tác của Vitamin Angels, hàng năm chương trình sẽ tiếp cận 4 triệu phụ nữ mang thai có hoàn cảnh thiệt thòi và con của họ bằng cách giúp họ bổ sung nhiều nguyên tố vi lượng (MMS) hàng ngày. Bởi hiện chỉ có 70% cộng đồng có thu nhập thấp và trung bình có thể tiếp cận được axit folic (IFA) trong thời gian mang thai. Thông qua dự án, chúng tôi sẽ cố gắng thu hẹp khoảng cách này.

MMS là công thức vitamin và khoáng chất thiết yếu mà phụ nữ cần bổ sung để đảm bảo sức khỏe, thai kỳ tốt và thai nhi khỏe mạnh. Các chương trình sẽ được triển khai nhằm đảm bảo sự tuân thủ, chấp nhận cao của người dân và khuyến khích đưa việc can thiệp tiền sản này vào các dịch vụ y tế tiền sản thường xuyên tại địa phương, tác động đến 1.000 ngày đầu đời của trẻ (trong suốt thai kỳ và hai năm đầu đời). Các hoạt động can thiệp sẽ bắt đầu ở Indonesia, Mexico, Hoa Kỳ và Việt Nam và sẽ triển khai đến các quốc gia khác trong những năm tiếp theo.

Dự án “The Nutrient Gap Initiative” của Tập đoàn Bayer là một phần trong tầm nhìn “Sức khỏe cho tất cả, đói nghèo không cho ai”. Đây là chương trình đầu tiên trong cam kết phát triển bền vững của nhánh chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng của Bayer, giúp 100 triệu người trong cộng đồng gặp nhiều khó khăn tại một số nơi trên thế giới, từ nay cho đến năm 2030, được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Châu Khoa

 

Được tài trợ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI