Việt Nam chưa chú trọng khai thác chỉ dẫn địa lý

06/04/2018 - 08:00

PNO - 50% chỉ dẫn địa lý (CDĐL) của nông sản VN chưa được quản lý, khai thác là đánh giá của TS Delphine Marie - Vivien - chuyên gia CDĐL của Pháp - tại hội thảo "Vai trò, tác dụng của CDĐL trong phát triển kinh tế địa phương”.

CDĐL là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hóa là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

Theo tiến sĩ (TS) Delphine Marie - Vivien, các nhà sản xuất, chế biến ở cùng một khu vực tuân thủ quy định của CDĐL có thể sử dụng logo này kết hợp cùng nhãn hàng riêng. CDĐL gia tăng giá trị cho nhà sản xuất và cũng là cơ sở để chống lại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. 

Viet Nam chua chu trong khai thac chi dan dia ly
 

Hiện nay, Việt Nam có 66 sản phẩm được cấp CDĐL, trong đó có 6 sản phẩm ở nước ngoài và 60 sản phẩm ở Việt Nam. Đây là những sản phẩm đặc thù từ nhiều vùng, miền khác nhau như cà phê Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk, cam Cao Phong (tỉnh Hòa Bình), chả mực Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) dừa xiêm xanh và bưởi da xanh Bến Tre...

Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Xuân Đà - Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công Nghệ - cho rằng, sản phẩm được bảo hộ CDĐL là lợi thế của Việt Nam trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu vì những sản phẩm này không nơi nào có.

Nếu các tỉnh chỉ đăng ký CDĐL và giao cho địa phương, không đầu tư khai thác thì CDĐL sẽ không có giá trị gì. Việc sở hữu CDĐL là của Nhà nước, nhưng nên giao việc quản lý CDĐL cho các hiệp hội ngành nghề để sâu sát hơn”.

Được biết, CDĐL được Việt Nam cấp sẽ được châu Âu bảo hộ theo thỏa thuận của hai bên và có giá trị vĩnh viễn. Tuy nhiên, tại Mỹ, CDĐL lại không được bảo hộ. Vì vậy, theo các chuyên gia, doanh nghiệp khi xuất khẩu vào Mỹ nên đăng ký bảo hộ cả nhãn hiệu công ty và CDĐL.

 Nguyễn Cẩm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI