Viên đạn nằm hơn 18 năm trong bàng quang của bệnh nhân 42 tuổi

13/10/2019 - 17:30

PNO - Bệnh nhân bị bắn vào năm 1990, nhưng viên đạn không được lấy ra. Qua thời gian, viên đạn ăn mòn qua thành bàng quang và mắc kẹt lại trong cơ thể.

Bệnh nhân nam 42 tuổi, đến từ bang Connecticut, trải qua các cơn đau nhói mỗi khi tiểu tiện hoặc xuất tinh. Bệnh nhân này chịu đựng cơn đau trong một năm qua trước khi tìm đến bác sĩ. 

Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện, anh này bị bắn vào bàng quang từ năm 1990, nhưng viên đạn không được lấy ra vì các bác sĩ phẫu thuật lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Các bác sĩ điều trị cho biết, qua thời gian, sỏi bàng quang hình thành và bọc xung quanh viên đạn, ăn mòn xuyên qua thành bàng quang, sau đó mắc kẹt lại. 

Vào năm ngoái, bệnh nhân bắt đầu trải qua những cơn đau nhói ở bên phải bàng quang, triệu chứng tiểu mót mỗi lần đi vệ sinh. 

Vien dan nam hon 18 nam trong bang quang cua benh nhan 42 tuoi
 

Bác sĩ Joanna Marantidis làm việc tại Trường Y khoa Frank H Netter MD, Đại học Quinnipiac, đã xuất bản câu chuyện này trong Báo cáo về Tiết niệu. Ông cho biết thêm, tại thời điểm bị bắn, bệnh nhân được đặt ống thông tiểu, đã tiểu tiện bình thường trong vài tuần trước khi xuất viện và không gặp vấn đề gì trong gần hai thập kỷ. 

Khi bệnh nhân đến bệnh viện, các bác sĩ tiến hành nội soi bàng quang và tìm thấy viên đạn. Bệnh nhân đã được gây tê và tiến hành điều trị bằng phương pháp cystolitholapaxy (đánh tan sỏi).

Đây là phương pháp dùng một ống nhỏ với camera ở cuối (cystoscope) đưa qua niệu đạo, vào bàng quang để xem xét. Sau đó bác sĩ sử dụng thiết bị nghiền đá bằng laser hoặc sóng siêu âm để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ hơn. Tia laser được sử dụng để cạo viên đạn, bào mòn lớp bao phủ bên ngoài. Tuy nhiên, phần bên trong của viên đạn rất khó phá vỡ. Các mảnh vụn của sỏi thận được thải ra ngoài khi bệnh nhân đi tiểu.

Phần mảnh đạn còn lại có các cạnh sắc nhọn, có thể đâm thủng vành nếu đi qua cổ bàng quang và niệu đạo. Bệnh nhân phải quay trở lại để được phẫu thuật qua đường mổ bụng dưới. Mảnh đạn có kích thước 30 x 25mm đã được lấy ra một cách an toàn, sau đó được bàn giao cho cảnh sát.

Rich Viney, chuyên gia tư vấn tiết niệu, làm việc tại Phòng khám Tiết niệu ở Birmingham, cho biết: “Đây là một trường hợp bất thường nhưng không phải là duy nhất. Khi đối mặt với vật lạ, ban đầu cơ thể sẽ che phủ bằng mô sẹo, rồi từ từ đẩy vật lạ về phía ngoài da nơi gần nhất để loại ra khỏi cơ thể. Thông thường, vật lạ cũng có thể quay ngược trở lại con đường ban đầu.

Trong trường hợp của bệnh nhân này, viên đạn đã đi qua bàng quang nên không có gì ngạc nhiên khi nó bị cơ thể đẩy ngược lại vào bàng quang. Toàn bộ quá trình này mất khá nhiều năm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Nếu vật lạ đủ nhỏ, nó có thể thoát ra ngoài thông qua lỗ niệu đạo khi đi vào bàng quang. Nếu không đủ nhỏ, vật lạ sẽ nằm trong bàng quang và các tinh thể sẽ hình thành trên bề mặt, tạo thành sỏi bàng quang”.

Tấn Vỹ (theo dailymail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI