Việc tăng phí Spotify dấy lên làn sóng tiêu cực trong giới các nghệ sĩ và nhạc sĩ sáng tác

30/07/2023 - 19:06

PNO - Sau 14 năm hoạt động, Spotify đã quyết định tăng giá của gói đăng ký hàng tháng tiêu chuẩn lên 10% tại hơn 50 thị trường trên thế giới.

Trong tuần này, Spotify đã quyết định tăng giá của gói đăng ký hàng tháng tiêu chuẩn lên 10% tại hơn 50 thị trường trên thế giới, sau hơn 14 năm hoạt động. Động thái này không được sự đón nhận từ các công ty âm nhạc khác. Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng thêm 1,3 USD sẽ không giải quyết được các khó khăn kinh tế, mà còn làm dấy lên nhiều sự bất mãn hơn cho nền tảng phát nhạc trực tuyến.

Các dịch vụ phát trực tuyến phải đối mặt với tình thế ngàn cân treo sợi tóc, khi vừa phải cân bằng giữa việc cung cấp mức giá hợp lý cho khách hàng, và tránh làm lũng đoạn thị trường đang phát triển này, nhưng vừa phải chi trả nhiều tiền hơn cho người làm nhạc.

Paul Clements, giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà xuất bản âm nhạc của Vương quốc Anh, xem việc tăng giá nói chung là tích cực đối với các nhạc sĩ: “Việc không tăng giá đăng ký trong khoảng 15 năm được cho là đã làm giảm giá trị âm nhạc. Vậy ra, tăng phí đăng ký sẽ giúp tăng số tiền bản quyền cho nghệ sĩ và các nhà soạn nhạc”.

Annabella Coldrick, giám đốc điều hành của diễn đàn các nhà quản lý âm nhạc Vương quốc Anh cho biết: “Các dịch vụ phát trực tuyến từng đi đầu trong việc thúc đẩy thị trường phát triển, nhưng đã đến lúc nó tụt hậu quá xa cần nhiều sự cân nhắc hơn”. Hay David Martin, giám đốc điều hành của Feature Artist Coalition Vương quốc Anh, chia sẻ: “Bỏ qua các rào cản về tâm lý người dùng, chúng tôi đặt niềm tin vào các nền tảng phát trực tuyến có thể điều chỉnh mức giá vào đúng thời điểm, để phù hợp hơn với tình hình lạm phát hiện tại”.

Bên cạnh những tuyên bố việc tăng giá tiền này dùng cho đầu tư và đổi mới các tính năng và dịch vụ sản phẩm đến tay người dùng, Spotify không đề cập đến bất kỳ tác động tích cực nào đối với các nghệ sĩ và nhạc sĩ sáng tác. Thu nhập của họ không do chính Spotify quyết định, nhưng lại bị ảnh hưởng bởi các điều khoản trong hợp đồng thu âm với công ty. Spotify cũng là một trong những nền tảng từng phản đối việc tăng tiền bản quyền đối với các nhạc sĩ ở Mỹ (làn sóng phản đối đã thất bại vào tháng 7/2022, thiết lập mức bản quyền mới là 15,1%).

Việc tăng giá Spotify dấy lên làn sóng tiêu cực trong giới các nghệ sĩ và nhạc sĩ sáng tác.
Việc tăng giá Spotify dấy lên làn sóng tiêu cực trong giới các nghệ sĩ và nhạc sĩ sáng tác

Việc tăng giá được xem như một động thái cố gắng phục hồi sau khi lĩnh vực podcasting của Spotify đã nhận lại hàng loạt thất bại kể từ ngày ra mắt, khiến cho công ty thua lỗ hơn 172 triệu USD trong quý đầu năm 2023, kéo theo 14% sụt giảm cổ phiếu vào ngày 25/7. So với những nền tảng của Netflix hay Disney+, khi họ có thể tăng giá thường xuyên dựa vào việc cung cấp các chương trình độc quyền, nhưng các nền tảng phát nhạc trực tuyến đều có danh mục giống hệt nhau, nên để nổi bật và bán với giá cao hơn thực sự vô cùng khó khăn. Do đó, bất kỳ sự tăng giá nào cũng mang lại lợi ích cao hơn cho các hãng thu âm và cung cấp dịch vụ như Spotify hay Apple Music, công ty chiếm tới 30% tổng số tiền đăng ký của người dùng, cao hơn rất nhiều đối với các nghệ sĩ.

Martin giải thích rằng mức tăng 10% sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với các nghệ sĩ vẫn còn mắc kẹt trong các hợp đồng thu âm tệ hại, đặc biệt là những người vẫn còn nợ tiền ứng trước và không nhận được doanh thu đáng kể từ tiền bản quyền thấp do công ty cung cấp.

Giám đốc điều hành cấp cao của một hãng thu âm chia sẻ: “Mức tăng 10% là cần thiết, nhưng nó không giúp công ty tạo ra doanh thu mới ngoài việc đăng ký nền tảng, cuối cùng thì 14 USD đó cũng sẽ được chia ra thành nhiều phần”.

Nhưng khoản tiền cụ thể được chia ở đâu mới là vấn đề gây tranh cãi. Đối với nhiều hãng lớn, họ áp dụng chính sách song phương cùng có lợi cho nghệ sĩ và công ty, như Beggars Group - 1 công ty thu âm của Anh đã tăng tiền bản quyền lên 25% từ năm 2016. Annabella Coldrick, giám đốc điều hành của diễn đàn các nhà quản lý âm nhạc, kêu gọi cần minh bạch hơn trong việc chia sẻ doanh thu: “Có rất nhiều vấn đề khác phải được giải quyết bên cạnh việc phát trực tuyến, đó là thù lao công bằng cho các nghệ sĩ”.

Tuấn Huy (theo The Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI