Vì sao Trung và Tây Phi có tỷ lệ tử vong do COVID-19 thấp?

09/04/2022 - 15:30

PNO - Điều bí ẩn này đã được Stephenie Nole - một phóng viên sức khỏe toàn cầu của tờ The New York Times - tìm hiểu và chia sẻ.

khu vực Trung và Tây Phi nghèo khó lại có tỷ lệ người thiệt mạng vì căn bệnh này khác thấ
Khu vực Trung và Tây Phi nghèo khó nhưng có tỷ lệ người tử vong vì COVID-19 khá thấp

Tháng 2/2022, Stephanie đã thực hiện một chuyến đi đến Sierra Leone, tâm điểm của một làn sóng dịch COVID-19 với sự xuất hiện của biến thể mới Omicron vào thời điểm đó.

“Mọi chuyện đang diễn ra cứ y vào thời điểm của năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch. Tôi đã tự hỏi, phải chăng COVID-19 đang không tồn tại ở đây? Hoặc có, nhưng nó không làm cho mọi người bị bệnh hay tử vong? Và tôi đã quyết định tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này”, Stephanie chia sẻ.

Sau đó, cô bắt đầu quan sát Nam Phi, nơi đã trải qua những đợt bùng phát dịch lớn, khi biến thể Beta, Omircon đều được phát hiện lần đầu tiên ở đây. Quốc gia này cũng đã ghi nhận khoảng 300.000 trường hợp tử vong. Tại Đông Phi, một số nước như Kenya và Uganda cũng đã chứng kiến một làn sóng dịch tồi tệ.

Tuy nhiên, Stephanie cho biết, các nước tại khu vực cận Sahara ở Trung và Tây Phi lại ghi nhận số ca nhiễm và tử vong khá thấp. Chẳng hạn, Sierra Leone là một quốc gia có 8 triệu dân nhưng chỉ ghi nhận tổng cộng 7.700 trường hợp nhiễm và 125 ca tử vong.

Khi Stephanie đến Kamakwie - một thị trấn ở Sierra Leon, điều phối viên của chương trình phòng chống COVID-19 ở đây đã tự hào báo với cô rằng thị trấn với 125.000 dân này chỉ có 11 ca tử vong tính từ đầu đại dịch. 

Stephanie cũng đã đến một bệnh viện để tìm hiểu về việc xét nghiệm COVID-19 ở thị trấn này, và phát hiện bệnh viện chỉ có 3 kỹ thuật viên, những người cho biết chỉ ưu tiên làm xét nghiệm cho bệnh sốt rét và thương hàn cho các bệnh nhân đến đây, sau đó mới xét nghiệm COVID-19, nếu thấy cần thiết.

Tiến sĩ Austin Demby - Bộ trưởng Y tế của Sierra Leone - giải thích cho Stephanie rằng, vào những năm 2014-2016, người dân của quốc gia này đã có ý thức cao về việc là khử khuẩn tay, giãn cách xã hội và không tụ tập. Khi đó, châu Phi trải qua một đợt bùng phát dịch Ebola tồi tệ làm khoảng 11.000 người tử vong, mà trong đó Sierra Leone là quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất.

“Vì vậy, khi lần đầu nghe nói về đại dịch COVID-19, người dân Siera Leone đã có phản ứng khá nhanh và tự giác thực hiện những biện pháp nói trên, và kết quả là số ca nhiễm được ghi nhận rất thấp”, tiến sĩ Demby nói.

Tiến sĩ Demby cũng thừa nhận có rất ít người dân Siera Leone chủ động xét nghiệm COVID-19, vì vậy có thể nhiều người bị nhiễm nhưng không biết, và chỉ đến bệnh viện để xét nghiệm hoặc điều trị khi có các triệu chứng nặng.

Tiến sĩ Demby cho biết, một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện khoảng 50% người dân Siera Leone có kháng thể COVID-19, nghĩa là đã họ đã từng nhiễm virus.

“Tổ chức Y tế Thế giới cũng vừa công bố dữ liệu, cho thấy 2/3 số người ở vùng cận Sahara, châu Phi đã có kháng thể COVID-19. Một số nguồn dữ liệu khác, đặc biệt là ở Tây Phi, cho thấy 75% người dân cũng đã có kháng thể này. Và khi những nghiên cứu này được thực hiện, chỉ có khoảng 3-5% người dân đã được tiêm chủng. Điều đó có nghĩa là đa số những người có kháng thể là những người đã bị nhiễm virus”, tiến sĩ Demby giải thích thêm.

Sau khi tìm hiểu thêm từ các nhà dịch tễ học ở tất cả các vùng khác nhau của châu Phi cận Sahara, Stephanie đưa ra hai giả thuyết khác giải mã cho số ca tử vong do COVID-19 ở khu vực này khá thấp.

Giả thiết đầu tiên có thể là do việc đăng ký báo tử ở khu vực được thực hiện khá lỏng lẻo. Tại nhiều quốc gia, chỉ có 5% hoặc 6% số người chết được đăng ký với cơ quan dân sự. Theo phong tục địa phương, người dân thường muốn "ra đi" tại nhà. Sau đó, người chết sẽ được an táng và cái chết không bao giờ được báo cáo.

Giả thuyết thứ 2 là, theo một số nghiên cứu, những người đã nhiễm các mầm bệnh khác và đã hồi phục thì sẽ có khả năng bảo vệ chống lại COVID-19 khá cao. Điều này có thể đúng đối với người dân Siera Leone vốn thường bị sốt rét tái đi tái lại.  

Nhất Nguyên (theo The New York Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI