Trong lịch sử điện ảnh nước này, chỉ có 13 phim chạm đến được cột mốc trên. “Cơn sốt” Train to Busan xuất hiện ngay trong ngày đầu bộ phim được công chiếu ở Hàn, khi có đến 85.869 khán giả đến rạp, xô đổ kỷ lục 27.901 người xem mà bộ phim Captain America: Civil war đạt được.
Train to Busan cùng với ba phim nội địa khác là Operation Chromite, The Last Princess, Tunnel tạo thành bộ tứ thành công cho mùa phim hè năm nay của điện ảnh Hàn. Tại Singapore, bộ phim nà y cũng đang làm chao đảo phòng vé, thu hút 75.000 đô la Sing trong ngày đầu công chiếu hôm 4/8, hơn hẳn kỷ lục 64.000 đô la Sing của phim kinh dị Wishing Stairs (2003) vốn được xem là phim Hàn mở màn ăn khách nhất trong lịch sử phòng vé Singapore.
“Bom tấn” Hàn này dự báo còn "oanh tạc" các phòng vé châu Á khi lần lượt trình chiếu ở VN, Hồng Kông, Đài Loan kể từ ngày 12/8. Sức hút của bộ phim còn lan sang cả các nước ngoài khu vực, vớ i hàng loạt các hãng phim lớn của Mỹ và châu Âu như 20th Century Fox, Sony Pictures, Canal Plus, Gaumont, EuropaCrop đang thương lượng mua bản quyền để làm lại. Trong số đó , các hãng phim Pháp khá hăng hái vì tàu lửa cao tốc - bối cảnh chính của chuyện phim Train to Busan, là phương tiện di chuyển quen thuộc ở nước này. Kể từ khi ra mắt tại LHP Cannes vừa qua, Train to Busan đã được bán quyền phát hành ở 156 quốc gia, thu 30 tỷ won (kinh phí sản xuất ước đoán 100 tỷ won).
Vì sao bộ phim lại “làm mưa làm gió” khắp phòng vé châu Á đến như vậy, khi mà đề tài zombie (xác sống) không phải mới, những pha đánh nhau diễn ra trong bối cảnh hẹp là khoang tàu lửa cũng đã được thấy trong nhiều phim hành động Hollywood? Câu trả lời là kịch tính được đẩy đến mức khốc liệt và chất nhân văn lan tỏa sâu sắc trong từng tình huống đã được biên kịch kiêm đạo diễn Yeon Sang Ho khéo léo kết hợp để làm nên một tác phẩm thỏa mãn chất nghệ thuật lẫn thương mại. Ấn tượng hơn cả khi đây là phim live action (người thật đóng) đầu tiên của vị đạo diễn 38 tuổi này.
Train to Busan làm hài lòng người xem cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện, trong ảnh là một cảnh thoát chết hy hữu của cha con Seok Woo
Train to Busan được Yeon Sang Ho phát triển thêm ý tưởng từ bộ phim hoạt hình Seoul Station của anh, cũng kể về sự lây lan của virus zombie ở ga Seoul. Vì vậy Train to Busan - chuyến hành trình tìm kiếm sự sinh tồn của các hành khách đi từ Seoul đến vùng an toàn Busan - được xem như phần tiền truyện (prequel) của Seoul Station (sẽ chiếu tại Hàn Quốc từ ngày 18/8). Những phút đầu phim, Train to Busan dành nhiều thời lượng để xoáy vào mối quan hệ lỏng lẻo của cặp cha con nhân vật chính: ông bố Seok Woo và con gái Soo An. Seok Woo chia tay vợ, một mình nuôi con. Lẽ ra ở trong hoàn cảnh ấy, Seok Woo phải dành nhiều thời gian quan tâm con hơn thì ngược lại anh mải mê với việc kiếm tiền, kiếm danh. Phân đoạn đắt nhất cho thấy sự thờ ơ của người làm cha như Seok Woo là cảnh anh hớn hở trao món quà sinh nhật cho con gái, hối thúc con mở ra để rồi bẽ bàng nhận thấy trên bàn học của bé đã có món đồ tương tự.
Chuyến đi của hai cha con từ Seoul tới Busan cũng là việc khá miễn cưỡng đối với Seok Woo. Nhưng ông bố đơn thân này bắt đầu thay đổi khi cuộc hành trình gặp sự cố. Rũ bỏ hình ảnh một doanh nhân lạnh lùng, chỉn chu, Seok Woo biến thành một người cha tận tụy, một người hùng đúng nghĩa trong cuộc chiến sinh tồn. Người xem nín thở rồi vỡ òa thú vị khi thấy Seok Woo nghĩ ra nhiều cách khá thông minh như bò trên ngăn hành lý phía trên đầu, dùng chuông điện thoại gây lạc hướng… để đánh lừa những xác sống nhằm mở đường thoát thân trên khoang tàu chật hẹp.
Không chỉ quan tâm tính mạng con gái và bản thân, Seok Woo còn giúp đỡ cả những hành khách không quen như thai phụ Sung Gyeong, hai cô cậu học sinh Young Gook - Jin Hee và cả một gã rách rưới lang thang vô danh. Sự mưu trí, lòng quả cảm của anh đã kết nối những con người không quen biết với nhau thành một khối đoàn kết để trong cơn hoạn nạn mỗi người tự đùm bọc, che chở lẫn nhau.
Cảnh gần cuối phim, khi Seok Woo liều mình cản đường xác sống - gã giám đốc công ty xe buýt Yong Suk tham sống sợ chết - trên đầu tàu đang chạy là cảnh cao trào và cảm động nhất của phim. Seok Woo đã chiến thắng trong cuộc giằng co nhưng anh cũng đã biến thành xác sống. Nhìn cảnh gương mặt, ánh mắt Seok Woo dần biến đổi cùng lúc với những hình ảnh flashback (hồi tưởng) hiện lên: khoảnh khắc ông bố Seok Woo mừng rỡ ôm cô con gái mới sinh Soo An chào đời và ngay sau đó là cái bóng Seok Woo ngã từ trên đoàn tàu xuống đường ray, trái tim người xem như thắt nghẹn.
Không như những bộ phim zombie phương Tây khác, nhân vật chính - “người hùng” không bao giờ chết, biên kịch-đạo diễn Yeon Sang Ho đã cho Seok Woo chết để không làm tổn hại đến con gái và thai phụ sắp sinh - hai người hiếm hoi trên cả đoàn tàu còn sống sót. Tinh thần nhân văn của bộ phim vì thế càng nâng cao, truyền được xúc cảm cho khán giả.
Chăm chút vào những tình tiết khơi gợi tình người, nhưng Train to Busan cũng không quên chú trọng những pha hành động. Các xác sống trong bộ phim không lờ đờ và chậm chạp như thường thấy trong những phim Hollywood mà phản ứng rất nhanh và vô cùng “đoàn kết”, khiến mạch phim luôn diễn ra với tốc độ nhanh, liên tục. Sự trau chuốt còn thể hiện rõ ở khâu hóa trang tỉ mỉ cho các xác sống. Kỹ xảo đoàn tàu lật nghiêng, nổ tung kéo theo những xác người lộn nhào trong khoang cũng gây ấn tượng mạnh.
Nhiều tọa đàm/hội thảo về tác giả - tác phẩm được tổ chức tại TPHCM và Hà Nội dành cho những tên tuổi lớn: Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Đình Thi…