Vì sao siêu thị “sập bẫy” chả cá nhiễm khuẩn?

15/08/2014 - 19:05

PNO - PN - Trước thông tin sản phẩm chả cá thương hiệu “Hai chị em” của Công ty cổ phần thực phẩm Canh Chua Việt nhiễm khuẩn, được phân phối tại siêu thị Co.opMart, Big C, người tiêu dùng đặt câu hỏi quy trình kiểm soát của siêu thị...

edf40wrjww2tblPage:Content

Vi sao sieu thi   “sap bay” cha ca   nhiem khuan?

"Trụ sở" của công ty  Canh chua Việt. Ảnh internet

Thường thì khi vụ việc xảy ra, động thái của các siêu thị (ST) là bắt đầu cho rà soát trở lại và bước kế tiếp là tạm ngưng kinh doanh mặt hàng vi phạm. Với mặt hàng chả cá “Hai chị em”, bà Dương Thị Quỳnh Trang - Giám đốc Quan hệ công chúng và đối ngoại hệ thống siêu thị Big C, trả lời: “Chúng tôi yêu cầu nhà cung cấp giải trình và đang xem xét những biện pháp khiếu kiện phù hợp vì những vi phạm nghiêm trọng của họ đối với cam kết trong hợp đồng”. Bà Trang cho biết thêm: Nhà cung cấp Canh Chua Việt đã cung cấp cho Big C đầy đủ các giấy tờ như giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hóa đơn đỏ, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), giấy chứng nhận công bố phù hợp VSATTP… Khi ký hợp đồng, nhà cung cấp cũng cam kết bảo đảm chất lượng hàng hóa của mình.

Theo hai ST trên thì quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm (SP) đầu vào rất chặt chẽ cho tất cả các nhà cung cấp thực phẩm chế biến nói riêng và hàng hóa nói chung. Với Công ty cổ phần thực phẩm Canh Chua Việt (CT Canh Chua Việt), bà Trang cho biết, Big C đã đi kiểm tra, khảo sát cơ sở gần đây nhất vào tháng 7/2014. Điều đáng nói, tại sao Big C không phát hiện CT Canh Chua Việt đăng ký trụ sở kinh doanh ở Bình Phước nhưng lại tổ chức sản xuất chui tại TP.HCM để giao hàng cho ST? Phía Big C cho biết đã kiểm tra CT ở Bình Phước dựa trên hồ sơ, giấy tờ cơ sở cung cấp; còn chi nhánh tại TP.HCM hoạt động sản xuất chui, ST không nắm vì CT không hề thông báo và thủ tục hồ sơ ban đầu cũng không có thông tin gì về chi nhánh tại TP.HCM.

Vi sao sieu thi   “sap bay” cha ca   nhiem khuan?

Chả cá nhiễm khuẩn từng được bày bán ở siêu thị ( Ảnh từ clip VTV1)

Theo Co.opMart, quy trình kiểm soát chất lượng SP vào ST gồm ba giai đoạn: kiểm tra đầu vào, khảo sát nhà cung cấp và kiểm soát trong quá trình kinh doanh. Theo đó, Co.opMart cho biết đảm bảo duy trì công tác tự kiểm và phối kiểm cùng các cơ quan chức năng chuyên ngành liên quan. Tuy quy trình kiểm soát chặt chẽ nhưng Co.opMart vẫn bị “sập bẫy”? Đại diện Co.opmart cho biết, đang chờ cơ quan quản lý chuyên trách có kết luận vụ việc.

Các ST đều khẳng định kiểm soát chặt chẽ chất lượng SP vào ST và kiên quyết ngưng kinh doanh với những đơn vị không tuân thủ VSATTP theo quy định. Thế nhưng, trao đổi với một số đơn vị sản xuất thực phẩm đang cung cấp hàng cho ST, mới thấy thực tế không hẳn vậy.

Giám đốc một CT sản xuất thực phẩm chế biến cho biết đã đưa hàng vào ST hơn hai năm nhưng ST chỉ xuống kiểm tra cơ sở một lần mới đây. Trước đó, sau khi cung cấp đầy đủ các giấy tờ theo quy định là CT có thể đưa hàng vào ST. Giám đốc CT này cho rằng, đối với những cơ sở làm ăn gian dối thì dù ST có kiểm tra thường xuyên cũng có cách đối phó: lúc kiểm tra thì thực hiện tốt (vì thường cơ sở biết trước thông tin ST kiểm tra), "hết kiểm tra thì làm không kỹ lưỡng cũng đâu ai biết".

Chưa kể, việc chấp hành các quy định VSATTP của các đơn vị sản xuất không đảm bảo đúng như ban đầu. “Thông thường, ST xuống kiểm tra nhà xưởng để đánh giá các điều kiện tiêu chuẩn khi đưa hàng vào ST, còn hậu kiểm thì tùy, có khi sáu tháng, có khi cả năm không thấy xuống kiểm tra nên các cơ sở làm ăn lôm côm dễ vi phạm các quy định VSATTP”, giám đốc CT nêu trên cho biết.

Thực tế cho thấy khi vụ việc xảy ra, ST hoàn toàn có thể lôi hợp đồng với nhà cung cấp ra để “xử”, nhưng phía ST chịu trách nhiệm như thế nào với người tiêu dùng khi người tiêu dùng đã tín nhiệm?

 Nguyễn Cẩm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI