Vì sao nhiều thí sinh sử dụng tài liệu các môn xã hội?

08/07/2015 - 15:50

PNO - PN - Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2015, hàng trăm thí sinh bị đình chỉ thi với hai lí do chính: mang điện thoại di động và mang tài liệu vào phòng thi. Thí sinh mang tài liệu vào phòng thi đa phần ở 3 môn xã hội: văn, sử và địa.

edf40wrjww2tblPage:Content

Nguyên nhân nào khiến thí sinh đưa tài liệu vào phòng thi ở 3 môn này?

Vi sao nhieu thi sinh su dung tai lieu cac mon xa hoi?

Thứ nhất, 3 môn này đòi hỏi kiến thức “cần thuộc lòng” nhiều, kể cả môn văn - ngay cả các bài nghị luận văn học, nghị luận xã hội, nhiều thí sinh cũng học thuộc lòng; kiến thức cần nhớ quá nhiều, thí sinh “nhớ không xuể” nên đã mang “phao” vào phòng.

Thứ hai, các môn lý, hóa, ngoại ngữ, sinh thi bằng hình thức trắc nghiệm. Song lí do thứ nhất vẫn là nguyên nhân chính.

Nếu đề thi không thay đổi, các môn xã hội nặng kiến thức sách vở - tái hiện kiến thức thì e rằng thí sinh các năm tiếp theo sẽ tiếp tục bị “dừng cuộc thi” do đưa tài liệu vào phòng.

Dẫu biết rằng mang tài liệu vào phòng thi sẽ bị đình chỉ nhưng bao lâu nay nhiều thí sinh vẫn chấp nhận “đánh đổi”.

Ngay từ khi học sinh bước vào năm học, điều quan trọng đầu tiên là thầy cô dạy cho học sinh sự trung thực, trung thực trong học tập, trong các bài kiểm tra và nhất là với học sinh cuối cấp, càng dạy cho các em nhiều về sự trung thực này.

Đôi khi trong quá trình kiểm tra, thi cử tại trường, thầy cô coi thi không nghiêm túc, dẫn đến việc học sinh nghĩ rằng cứ đem tài liệu vào phòng thi để khi có cơ hội sẽ xem. Lối nghĩ lệch lạc này của các em một phần cũng do phía nhà trường.

Tuy nhiên, việc thí sinh phải nhận lấy hậu quả này cũng do ý thức của các em. Nếu các em nhận thức được việc học và nỗ lực trong học tập thì việc sử dụng tài liệu sẽ không diễn ra ở các kỳ thi mang tầm quốc gia thế này.

Hi vọng kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, trường hợp thí sinh phải “dừng cuộc chơi” vì đem tài liệu vào phòng sẽ không còn nữa. Muốn điều đó trở thành hiện thực, thầy cô phải luôn dạy học sinh sự trung thực và thực hành điều đó trong những lần kiểm tra, thi cử. Thầy cô hãy dạy và thực hiện: “Học thật, thi thật, điểm thật là kết quả đáng tự hào của người đi học”.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng nên đổi mới hơn nữa về cách ra đề, theo hướng hạn chế việc ra câu hỏi tái hiện kiến thức - học thuộc lòng, tránh lối học vẹt thì kết quả sẽ khả quan hơn.

THÁI HOÀNG (giáo viên, quận Tân Phú, TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI