Tích sản cổ phiếu cần chọn doanh nghiệp phát triển bền vững
Ông Đặng Trần Phục - Nhà sáng lập Công ty tư vấn đầu tư vận dụng mô hình tích sản cổ phiếu AZFin - cho biết: "Đầu tư tích sản cổ phiếu là phương pháp đầu tư giá trị nhằm xây dựng thu nhập thụ động cao khi đầu tư vào các doanh nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, điều quan trọng nhất là tìm ra những doanh nghiệp tốt, phát triển bền vững và nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Với phương pháp này, nhà đầu tư cần có mục đích rõ ràng để vượt qua mọi sóng gió ngắn hạn cũng như cạm bẫy trên thị trường chứng khoán".
|
Ông Đặng Trần Phục - Nhà sáng lập Công ty tư vấn đầu tư vận dụng mô hình tích sản cổ phiếu AZFin - Ảnh: Vinamilk |
“Nếu doanh nghiệp không có các yếu tố giúp phát triển bền vững, khoản đầu tư dài hạn sẽ gặp rủi ro”, ông Phục cho biết. Giới đầu tư toàn cầu hiện nay lựa chọn danh mục đầu tư không chỉ xem xét các yếu tố tài chính mà còn “thẩm định” khắt khe những tác động của doanh nghiệp và sản phẩm lên môi trường, xã hội và nhân sự.
Vì sao nhà đầu tư nên chọn những doanh nghiệp thực hành tốt ESG vào danh mục?
ESG là cụm từ viết tắt bởi E-Environmental (Môi trường); S-Social (Xã hội) và G-Governance (Quản trị doanh nghiệp), là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng.
Theo báo cáo của CME vào tháng 10/2022, nhu cầu đầu tư vào các doanh nghiệp tuân thủ ESG liên tục tăng trưởng, lập kỷ lục qua các con số. Khối lượng trung bình hằng ngày của hợp đồng tương lai E-mini S&P 500 ESG chinh phục kỷ lục 2.760 hợp đồng trong tháng 9/2022, tăng 326% so với tháng 8. Kể từ khi ra mắt, hợp đồng tương lai E-mini S&P 500 ESG đã nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư từ hơn 30 quốc gia. Ra mắt hơn một năm trước, hợp đồng tương lai E-mini S&P Europe 350 ESG cũng đã ghi dấu ấn với 3,6 ngàn hợp đồng.
Những con số trên cho thấy, những doanh nghiệp thực hành tốt ESG không còn bị đánh giá mơ hồ về giá trị mà đã được giới đầu tư hiện thực hóa giá trị bằng việc rót tiền đầu tư, coi doanh nghiệp ESG là khoản đầu tư sáng giá.
Ở Việt Nam, doanh nghiệp nào thực hành ESG tiêu biểu?
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay vào thực hành phát triền bền vững và đạt được nhiều thành tựu ban đầu như FPT, Vinfast, Vinamilk... Qua quá trình nghiên cứu về tích sản của AZFin, ông Đặng Trần Phục nhận thấy Vinamilk là một trong những doanh nghiệp thực hành ESG xuất sắc từ nhiều năm trước. Hiện tại, các nỗ lực ESG của Vinamilk đã cho thấy hiệu quả kinh tế.
Cụ thể, Vinamilk đã sớm quan tâm đến yếu tố môi trường và tiến hành đầu tư hệ thống năng lượng tái tạo. Hoạt động này phát huy hiệu quả tiết kiệm chi phí năng lượng ở thời điểm hiện tại, trong bối cảnh giá năng lượng đang leo thang đồng thời góp phần bảo vệ môi trường thông qua nguồn tài nguyên sẵn có.
Vinamilk và Báo Tài nguyên và Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) sẽ triển khai hoạt động trồng cây để trung hòa carbon. Đây cũng là dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình hành động hướng đến Net Zero 2050 của Vinamilk nhằm chung tay thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0” mà Việt Nam cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP 26).
|
Đại diện Vinamilk cùng Báo Tài nguyên và Môi trường đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác cho dự án trồng cây hướng đến Net Zero - Ảnh: Vinamilk |
Ngoài ra, tư duy kinh tế tuần hoàn cũng được vận dụng tại các trang trại bò sữa có quy mô hàng ngàn con của doanh nghiệp này. Hệ thống biogas không những xử lý được phân bò, mà còn biến chất thải này thành “tài nguyên” như phân bón hữu cơ, khí đốt… Từ đó, giảm chi phí phân bón cho đất, điện cho trang trại. Ở bức tranh lớn hơn, các trang trại hoạt động và phát triển bền vững, hiệu quả, cũng giúp Vinamilk đảm bảo nguồn cung về nguyên liệu sữa tươi cho nhu cầu ngày một lớn.
|
Hệ thống năng lượng mặt trời tại các trang trại Vinamilk giúp tiết kiệm đáng kể chi phí điện năng |
Các chương trình cộng đồng xã hội nổi bật của Vinamilk như Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, Quỹ 1 triệu cây xanh… đều được thực hiện xuyên suốt hơn chục năm, cho thấy sự kiên trì và bền bỉ trong các sứ mệnh vì cộng đồng.
Tuy nhiên, theo ông Phục, khía cạnh Quản trị doanh nghiệp là yếu tố làm nên thương hiệu Vinamilk đối với nhiều nhà đầu tư. Trong Top 20 cổ phiếu xanh VNSI của HoSE, điểm G trong tổng điểm ESG của Vinamilk lên đến 96%, vượt xa trung bình ngành lẫn VN100.
Lý giải về yếu tố này, ông Phục cho biết bộ máy quản trị tại Vinamilk gồm những lãnh đạo có trình độ, nhiều năm kinh nghiệm, hoạt động theo các chuẩn mực đạo đức cao, tổ chức phân cấp, phân nhiệm rõ ràng. Từ đó, ban lãnh đạo không những điều hành được một doanh nghiệp có vốn hóa lớn bậc nhất thị trường chứng khoán Việt Nam mà còn giúp công ty quản trị toàn diện các vấn đề rủi ro, nắm bắt thị trường để kịp thời đưa ra những sự điều chỉnh linh động nhưng vẫn bám sát định hướng và mục tiêu dài hạn của công ty.
“Thời điểm hiện tại khi thị trường chứng khoán đã đạt mức định giá hấp dẫn hơn nhiều so với trước đây, xu hướng lựa chọn doanh nghiệp thực hành tốt ESG ngày càng phổ biến. Việc Vinamilk lọt top cổ phiếu VNSI nhiều năm liền với điểm ESG 90% (năm 2021) và một số thành tựu phát triển bền vững khác đang hỗ trợ nhiều cho cổ phiếu VNM trong bối cảnh nhiều cổ phiếu khác “không có điểm neo” để nhà đầu tư lựa chọn”, ông Phục cho biết.
Phương Linh
Nguồn: Vinamilk