Vì sao nên phòng chống cúm mùa bằng vắc xin?

06/02/2025 - 15:12

PNO - Hầu hết các trường hợp cúm sẽ tự khỏi trong 5-7 ngày nếu được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi, người già, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mãn tính có nguy cơ biến chứng cao như viêm phổi hoặc nhiễm trùng. Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe cả gia đình.

Cúm mùa khác với cảm lạnh thông thường
Cúm mùa khác với cảm lạnh thông thường - Ảnh: Hệ thống Y tế 315

Tại sao gọi là cúm mùa? Triệu chứng?

Bệnh được gọi là cúm mùa vì thường xuất hiện nhiều vào mùa đông - xuân, đó là thời điểm có sự chuyển đổi giữa hai mùa và điều kiện thời tiết lạnh ẩm, thích hợp cho vi rút cúm phát triển và gây bệnh.

Cúm không giống như cảm lạnh thông thường, bệnh cúm có thể kéo dài và nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh. Các biểu hiện của cúm thường xuất hiện nhanh chóng, đột ngột và nặng nề hơn. Cúm thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

Trong hầu hết các trường hợp, những người bị cúm sẽ khỏi bệnh trong vòng 5-7 ngày. Quan trọng là cần nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước.

Những người mắc bệnh mãn tính (bao gồm bệnh tim, phổi, béo phì...), trẻ em dưới 5 tuổi (và đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi), người 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, có thể có nhiều nguy cơ bị biến chứng do cúm như nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm phổi do vi rút…

Những điều cần chuẩn bị khi mùa cúm bắt đầu?

Bất cứ ai cũng có thể mắc cúm, trong đó trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị suy giảm miễn dịch, người già trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền như hen phế quản (suyễn), tim mạch, đái tháo đường… là các đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh cúm nhất.

Cúm không chỉ là bệnh lây lan dễ dàng, nhanh chóng và khó kiểm soát, mà còn là bệnh lý có nguy cơ cao gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu không được sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Vì thế, cần phải có cách phòng bệnh cúm hiệu quả, nhằm hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm và tránh được nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.

Vì sao nên phòng chống cúm mùa bằng vắc xin?

Theo BS.CKI Hồ Thanh Phương - Hệ thống Y tế 315 chi nhánh Nguyễn Văn Quá: “Vắc xin cúm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng từ căn bệnh. Tiêm vắc xin cúm không chỉ bảo vệ bản thân mà còn giúp bảo vệ cộng đồng khỏi sự lây lan của vi rút.

Ở Việt Nam, vắc xin cúm có các loại phổ biến như tứ giá Influvac Tetra (Hà Lan), tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp), tứ giá GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc), tam giá Ivacflu-S (Việt Nam)...

Hiện tại, 2 vắc xin cúm tứ giá được sử dụng nhiều hơn cả, đó là Influvac Tetra và Vaxigrip Tetra. Vì chúng có khả năng phòng được 4 chủng vi rút cúm nguy hiểm, bao gồm 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria) với hiệu quả bảo vệ cao, giúp giảm thiểu đáng kể tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh, giảm biến chứng, nhập viện và tử vong”.

Theo BS.CKI Hồ Thanh Phương - Hệ thống Y tế 315 chi nhánh Nguyễn Văn Quá: “Vắc xin cúm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng từ căn bệnh. Tiêm vắc xin cúm không chỉ bảo vệ bản thân mà còn giúp bảo vệ cộng đồng khỏi sự lây lan của vi rút” - Ảnh: Hệ thống Y tế 315
Theo BS.CKI Hồ Thanh Phương - Hệ thống Y tế 315 chi nhánh Nguyễn Văn Quá: “Vắc xin cúm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng từ căn bệnh. Tiêm vắc xin cúm không chỉ bảo vệ bản thân mà còn giúp bảo vệ cộng đồng khỏi sự lây lan của vi rút” - Ảnh: Hệ thống Y tế 315

Phác đồ tiêm chủng cúm như sau:

Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi:

- Mũi 1: mũi tiêm đầu tiên.

- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuần (>= 28 ngày).

- Sau đó tiêm nhắc lại hằng năm.

Trẻ 9 tuổi và người lớn: tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại hằng năm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm.

BS.CKI Hồ Thanh Phương - Hệ thống Y tế 315 chi nhánh Nguyễn Văn Quá, khuyến cáo: “Tuy rằng vắc xin cúm mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng vẫn có một số đối tượng không nên tiêm phòng cúm, bao gồm: Có phản ứng dị ứng với vắc xin cúm trước đó, dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin cúm, mắc phải một biến chứng thần kinh hiếm gặp Guillain-Barré do vắc xin cúm, người có triệu chứng sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính sẽ phải hoãn tiêm chủng. Vì vậy, tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin phòng cúm”.

Vắc xin nên được tiêm ở những trung tâm tiêm chủng hoặc các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo được toàn bộ các yêu cầu khi tiêm vắc xin như độ tuổi, tình trạng sức khỏe hiện tại và khu vực được trang bị xử trí sau tiêm để hạn chế tối đa nguy cơ phản ứng nguy kịch.

Tại Trung tâm tiêm chủng Nhi Đồng 315, quy trình tiêm chủng cho trẻ em thường bao gồm các bước sau:

1. Đăng ký và ghi nhận thông tin: khi đến trung tâm tiêm chủng, trẻ em và phụ huynh sẽ được yêu cầu đăng ký và cung cấp thông tin cơ bản như tên, tuổi và lịch sử tiêm chủng trước đó.

2. Kiểm tra sức khỏe: trước khi tiêm chủng, trẻ sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe để đảm bảo rằng trẻ đủ điều kiện để tiêm chủng và không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác cần hoãn tiêm.

3. Tư vấn và giải đáp thắc mắc: trước khi tiêm chủng, phụ huynh được cung cấp thông tin về các loại vắc xin và lịch tiêm chủng khuyến nghị cho trẻ em. Bác sĩ sẽ tư vấn về tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm chủng và giải đáp các thắc mắc liên quan, hướng dẫn cách chăm sóc theo dõi tại nhà sau tiêm ngừa.

4. Thực hiện tiêm chủng: sau khi nhận được thông tin tư vấn, trẻ em sẽ được tiêm chủng theo lịch trình đã được quy định. Các loại vắc xin sẽ được tiêm/uống đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

5. Quan sát và chăm sóc sau tiêm chủng: sau khi tiêm chủng, trẻ sẽ được quan sát trong một khoảng thời gian là 30 phút tại phòng khám và được bác sĩ khám kiểm tra lại để đảm bảo rằng không có phản ứng phụ nghiêm trọng xảy ra. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau tiêm chủng, nhân viên y tế sẽ chăm sóc và điều trị.

6. Khi tiêm vắc xin cúm sẽ giúp sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi rút cúm, và thông thường vắc xin sẽ phát huy tác dụng trong thời gian dưới 1 năm. Mặt khác, vi rút cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên, các nhà nghiên cứu phải nghiên cứu và sản xuất vắc xin cúm với những thành phần được điều chỉnh cho phù hợp với chủng vi rút cúm đang lưu hành trên thế giới. Do chủng cúm liên tục biến đổi, nên việc tiêm phòng vắc xin phòng cúm hàng năm sẽ là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Lê Trần

Hệ thống Y tế 315:

Hotline: 0901.315.315

- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health

- Hệ thống Y tế Phụ Sản 315: https://www.phusan315.com/

- Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315: https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y tế Tiêm Chủng Nhi 315: https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y tế Mắt 315: https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315: https://www.timmachtieuduong315.com/

Nguồn: Hệ thống Y tế 315

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI