Vì sao LHQ bác dự thảo của Nga về Syria?

21/02/2016 - 08:24

PNO - Nga và liên quân không kích khiến các lực lượng nổi dậy, khủng bố chạy về phía Ankara khiến cho nguy cơ làn sóng tị nạn tràn sang châu Âu.

Nga dồn khủng bố về phía Ankara

Trên chiến trường Syria, Nga đang giành thế chủ động. Những cuộc không kích của Nga và liên quân liên tiếp giành thắng, dồn khủng bố về phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới đây, ngày 19/2, các lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một liên minh do người Kurd đứng đầu đã chiếm được một thành trì của IS ở Đông Bắc Syria.

Thành phố Al-Shadadi là một trong những thành phố lớn của tỉnh Al-Hasakah. Đây cũng là thành phố cửa ngõ để tiến vào tỉnh Deir Ezzor, phần lớn diện tích của tỉnh này đang nằm trong quyền kiểm soát của IS.

Vi sao LHQ bac du thao cua Nga ve Syria?
Một binh sỹ Syria đang nạp đạn vào khẩu pháo trên chiến tuyến.

Kiểm soát được thành phố Al-Shadadi, lực lượng SDF và phần lớn lực lượng dân quân người Kurd (YPG) đã đánh bật hầu như hoàn toàn các nhóm IS ra khỏi tỉnh Hasakah trên miền Đông Syria.

Cùng ngày, quân đội chính phủ Syria tiếp tục tiến sâu vào khu tự trị tại thủ phủ tỉnh Raqqa, vốn là thành trì cố thủ của phiến quân Hồi giáo tự xưng IS.

Tại ngôi làng Za’lanah trên đường cao tốc nối liền hai thành phố này, các đơn vị lực lượng Tigers thuộc quân đội Syria đã tấn công dữ dội Nhà máy Nhiệt điện Aleppo từ ba hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho một đơn vị khác, phối hợp với lực lượng đồng minh tấn chiếm giải phóng ngôi làng này.

Việc bị quân đội Syria và người Kurd tấn công dồn dập, các phiến quân và lực lượng đối lập đã phải chạy về cửa ngõ châu Âu duy nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này thực sự khiến Thổ lo lắng.

Nga, Syria, người Kurd càng đánh, càng dồn ép thì Thổ càng phải hứng chịu tai họa làn sóng di cư của khủng bố. Trước sự đe dọa an ninh nghiêm trọng, Ankara đã phải gấp rút hành động, nã pháo Syria để ngăn chặn làn sóng khủng bố di cư.

Vi sao LHQ bac du thao cua Nga ve Syria?
Khủng hoảng di cư đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu.

Để ngăn chặn làn sóng di cư, cũng như thực hiện quyết tâm tiêu diệt người Kurd trước khi YPG trở nên lớn mạnh, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hàng chục xe quân sự đến thị trấn Afrin, tỉnh Aleppo, Syria và bắt đầu đào công sự tại đây.

Mâu thuẫn giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd đã xuất hiện từ lâu, song tình hình căng thẳng hơn trong những tháng gần đây. Ankara xác định rằng, YPG là lực lượng đe dọa nghiêm trọng đến an ninh đất nước cần phải tiêu diệt.

Tại sao châu Âu lại bảo vệ Thổ?

Trước việc Nga và liên quân không kích khiến các lực lượng nổi dậy, khủng bố chạy về phía Thổ Nhĩ Kỳ khiến cho nguy cơ làn sóng tị nạn tràn sang châu Âu.

Bởi vậy, ngay khi Nga trình bản dự thảo nghị quyết về tình hình Syria lên Liên Hợp Quốc (LHQ), Mỹ và Pháp đã lên tiếng chỉ trích động thái này và cho rằng Moscow đang làm "phân tâm thế giới".

Vi sao LHQ bac du thao cua Nga ve Syria?
Nga trình bản dự thảo nghị quyết về vấn đề Syria lên LHQ.

Theo Reuter, hôm 19/2, dự thảo nghị quyết đã được trình lên Hội đồng Bảo an LHQ, kêu gọi tất cả các quốc gia tránh nói lời khiêu khích và đưa ra các báo cáo không đúng sự thật về tình hình Syria, đồng thời hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào công việc nội bộ của Damascus.

Dự thảo này cũng nhằm mục đích yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt các hành động quân sự qua biên giới với Syria.

Hơn nữa, kể từ khi nội chiến tại Syria bắt đầu năm 2011, Mỹ, Pháp và một số nước phương Tây đã liên tục ủng hộ phe đối lập Syria bằng cách cung cấp các loại vũ khí hiện đại. Và sau đó, tung ra một chiến dịch không kích quy mô lớn mà không có sự cho phép của chính quyền Tổng thống Syria, Bashar al-Assad - chính phủ hợp pháp duy nhất tại nước này.

Vì thế không có gì ngạc nhiên khi cả Mỹ và Pháp đều “nổi đóa” trong lúc Nga trình bản dự thảo nghị quyết về vấn đề phải tôn trọng chủ quyền của Syria.

Moscow cũng nhấn mạnh rằng, họ sẵn sàng lắng nghe ý kiến của LHQ và các quốc gia khác để chỉnh lý bản dự thảo tốt hơn.

Song các quan chức phương Tây đã từ chối bổ sung nghị quyết và lên tiếng chỉ trích Nga.

Samantha Power, Đại sứ Mỹ tại LHQ, nhận xét với các phóng viên: "Thay vì cố gắng để đánh lạc hướng thế giới về hành động “điên cuồng” của mình tại Syria, Nga nên đồng ý với một số các thỏa thuận trước đó".

Trong khi đó, đại diện Pháp tại LHQ, Francois Delattre cũng chỉ trích chiến dịch không kích của Nga tại Syria và cho rằng, đó là hoạt động gây leo thang quân sự nguy hiểm và dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát.

Bởi vậy, nghị quyết của Nga đưa ra sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến Thổ Nhĩ Kỳ và khiến châu Âu đối mặt với việc hứng chịu thảm họa di cư. Do đó, nghị quyết Nga khiến phương Tây nổi đóa và lập tức bác bỏ là điều dễ hiểu.

Hoàng Trang (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI