Vì sao lại là tết diệt sâu bọ?

10/06/2024 - 06:23

PNO - Người ta tin rằng, những thứ này không chỉ xua đuổi sâu bọ trên cây, mà còn diệt trừ bệnh tật trong người.

Mâm cúng ngày 5/5 theo phong tục miền Bắc
Mâm cúng ngày 5/5 theo phong tục miền Bắc

Đầu ngõ leng keng tiếng rao cơm rượu, bánh tro. Mẹ tôi lom khom xé tờ lịch cũ, ghim vào cây đinh đóng cạnh ban thờ. Thoắt cái đã nửa năm, vừa qua tết Nguyên đán đã chộn rộn tới Đoan Ngọ. Thời gian cứ như cơn gió Lào hắt ngang ô cửa. Mẹ lẩm bẩm lắc đầu: "Nào đã kịp làm gì đâu!".

Đoan Ngọ nhằm mùng 5/5 âm lịch, được nhiều người Việt gọi là tết diệt sâu bọ. Chắc bởi những ngày giữa năm ẩm ương trong cái tiết nắng mưa bất chợt. Cái loại khí hậu chỉ sơ sẩy một chút liền khục khặc ho, chẳng những dễ nổi bệnh vặt trên người, mà còn hay sinh ra bệnh trên cây cối do sâu bọ quấy phá.

Thành ra ở quê tôi, đúng ngày 5/5, tầm 12 giờ trưa ngay cái khắc chính Ngọ, mọi người thường ra ngoài sân, súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, uống một chén cơm rượu cho say sâu bọ, rồi ăn một cái bánh tro để diệt sâu bọ. Người ta tin rằng, những thứ này không chỉ xua đuổi sâu bọ trên cây, mà còn diệt trừ bệnh tật trong người.

Hồi tôi tóc còn để chỏm, mẹ thường tự ủ cơm rượu, gói bánh tro. Cái ngày mà thứ bánh trái gì trong nhà cũng tự tay làm lấy khiến Tết Đoan Ngọ trở thành một cột mốc đáng để chờ mong.

Mẹ chọn kỹ loại nếp thượng hạng để ủ cơm rượu. Những hạt to mẩy, đồng đều sẽ được đem giã cho rơi lớp vỏ ngoài, giữ lại màng bọc vàng đục của cám. Lấy thành phẩm đi nấu xôi rượu. Xôi rượu được hấp nhiều lần. Khi đủ độ chín, mẹ đem xôi bới ra cái nia to, chờ nguội hẳn mới đơm vào rổ. Cứ lần lượt ướp một lớp xôi rượu, một lớp men. Men rượu được mua từ mấy quầy bán lâu năm, được ủ thuần cái tinh túy của cây cỏ. Xong xuôi, mẹ ra vườn tước mấy tàu lá chuối, đem đi rửa sạch, đem phủ kín mớ cơm rượu vừa ủ. Nước cơm rượu thơm thoảng vị nếp, pha chút hương đồng nội, rất dễ uống, phù hợp với cả người già, phụ nữ, trẻ con.

Bánh tro thì tốn công hơn. Mẹ lựa những hạt gạo mẩy nhất để làm bánh. Gạo mua về đem ngâm trong nước tro được đốt từ một số loại thảo mộc, sau đó pha thêm ít nước vôi trong. Khâu này cần kinh nghiệm lâu năm để đong đếm, bởi nếu cho nhiều quá thì bánh sẽ nồng, mà ít quá bánh lại nhạt nhẽo. Ngâm gạo với nước tro qua một đêm, dùng tay miết thử, thấy đầu hạt gạo mịn, màu gạo ngả vàng óng ánh là đã đạt yêu cầu.

Mẹ tước lá chuối sau vườn, lau sạch bụi, rồi xếp từng thớ chồng lên nhau. Bỏ gạo đã ngâm vào lá, gói lại thành hình tam giác như cái bánh ú, buộc chặt bằng dây lạc mảnh. Bánh cột thành chùm 10 cái, đem đi hấp ngập nước trong 2 tiếng, rồi vớt ra bỏ vào nước lạnh để bánh mau nguội và giữ được màu xanh của lá. Bánh tro có vị lạt, nên thường ăn kèm cùng mật mía. Màu bánh vàng ươm như hổ phách, thoảng chút hương vôi, ngai ngái vị đồng nội của cây cỏ, ăn dính dính mềm mềm. Thành ra, bánh tro chẳng phải thức ăn hợp sự vội vã. Nó cần cắn từng miếng, nhai từ tốn để nếp không siết lấy răng. Mẹ hay rèn nết ăn chậm nhai kĩ cho tôi từ những chiếc bánh tro Mùng 5 chắc cũng vì lẽ ấy.

Đã gần 7 năm mẹ chẳng còn ủ cơm rượu hay gói bánh tro. Đôi chân bị ghìm bởi đôi nạng chống như phong ấn luôn những mùa tết Đoan Ngọ ở nhà. Mẹ đội nón đi chợ. Tôi đỡ tay mẹ, nhìn bóng lưng bà cong khuỵu dưới cái nắng đầu hạ. Quầy hàng cơm rượu, bánh tro nườm nượp người tới mua đang hắt từng hơi men thơm nồng của nếp. Những chai cơm rượu được đong đầy, xếp thành hàng trên bàn nhựa đỏ. Vài hũ cơm rượu bán lẻ nhỏ hơn được đặt cạnh bên, tiện cho ai muốn ăn uống liền tại chỗ. Mẹ mua vừa đủ cho một mâm cúng nhỏ. Trong bóng nắng ngang vành nón lá, chúng tôi dìu nhau về trên con đường làng vừa rải nhựa còn lắm lấm lem.

Những thức ăn ngày bé tôi luôn trông đợi nay đã trở thành một loại phong tục, được gìn giữ trong kí ức. Cuộc sống vội vã mưu sinh đôi khi khiến tôi quên bẵng đi niềm háo hức ngồi trông nồi bánh tro hay lật giở mớ lá ủ cơm rượu như thuở nhỏ. Nhưng có lẽ, đâu đó trong mấy nẻo đường về, mẹ và tôi đều cầu mong chút bình an trong nửa năm sắp tới.

Cương Trúc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.