Vì sao không nên ăn trái sung khô?

14/01/2017 - 10:47

PNO - Nếu muốn tìm nguồn canxi và kali tự nhiên từ thực vật thì chọn trái sung. Thế nhưng theo bác sĩ Trần Vũ Lan Hương – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM thì không nên ăn trái sung khô.

Bác sĩ Trần Vũ Lan Hương cho biết, trái sung có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Nam Á.

Dù quả sung là nguồn cung cấp khá nhiều vitamin K và canxi tự nhiên, thế nhưng hạn chế dùng trái khô vì có chỉ số đường cao hơn tươi. Nghịch lý của trái sung là chỉ số đường huyết thấp khi trái còn tươi, còn trái khô lại có chỉ số đường huyết cao hơn.

Vi sao khong nen an trai sung kho?
 

Do đó, người tiểu đường nên dùng trái khi trái còn tươi sẽ an toàn, có thể dùng kèm món ăn hoặc trộn gỏi. Trái sung còn rất giàu chất xơ, tương đương với các loại rau, lại ít natri sẽ tốt cho người bệnh tăng huyết áp.

Vi sao khong nen an trai sung kho?
 

Riêng hàm lượng kali không quá nhiều nên người bị suy thận vẫn ăn được nhưng không được ăn nhiều.

Vì sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát nên tốt cho hệ tiêu hóa; lại giúp chữa các chứng dạ dày, viêm ruột, chữa các chứng ung nhọt, sưng đau...

Nếu ung nhọt ra mủ hay vết thương lâu lành thì tán bột mịn từ quả sung khô, dùng băng bó tại chỗ, ngày thay 1 lần.

Vi sao khong nen an trai sung kho?
 

Trong Đông y, người bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn nên ăn 1-2 quả tươi mỗi sáng, mỗi chiều và dùng liền 4 ngày.

Người cao tuổi táo bón cũng được ăn 1-2 quả tươi vào mỗi tối trước khi đi ngủ, dùng liền 5 ngày. Còn bị trĩ đau ra máu thì ăn 2 quả sung chưa chín vào mỗi sáng và mỗi chiều.

Ngọc Thương ghi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI