Vì sao hàng loạt vựa trái cây miền Tây đóng cửa?

13/08/2024 - 06:33

PNO - Trao đổi với phóng viên Báo Phụ nữ TPHCM, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) - khẳng định, hoạt động xuất khẩu trái cây vẫn diễn ra bình thường.

Ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng, có thể các vựa thu mua trái cây tại tỉnh Tiền Giang chủ yếu tiêu thụ thị trường trong nước, nhu cầu tiêu dùng thấp là nguyên nhân khiến các vựa gặp khó khăn. Nguồn trái cây phục vụ xuất khẩu hiện vẫn tăng trưởng tốt, chỉ có trái thanh long xuất chậm do Trung Quốc (thị trường nhập khẩu chính) đang vào mùa thu hoạch. Việc khó tiêu thụ khiến giá thanh long ở các vùng trồng giảm mạnh.

Ngày 12/8, theo ghi nhận của phóng viên Báo Phụ nữ TPHCM, có thêm nhiều vựa thu mua trái cây tại Tiền Giang tiếp tục đóng cửa. Trong đó có nhiều vựa quy mô lớn.

Ghi nhận dọc theo quốc lộ 1, quốc lộ 30, qua các xã Phú An (huyện Cai Lậy), An Thái Trung, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Tân Thanh, An Cư, Thiện Trí, Hòa Khánh… (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), hàng chục doanh nghiệp, cơ sở thu mua trái bất ngờ đồng loạt đóng cửa, ngừng kinh doanh - Ảnh: Thanh Lâm
Dọc theo quốc lộ 1, quốc lộ 30 qua xã Phú An (huyện Cai Lậy), An Thái Trung, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Tân Thanh, An Cư, Thiện Trí, Hòa Khánh… (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), hàng chục cơ sở thu mua trái cây bất ngờ đóng cửa đồng loạt, ngừng kinh doanh. Trong ảnh, 1 vừa trái cây không thấy mở cửa. - Ảnh: Thanh Lâm
Vựa trái cây ở xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đóng cửa tạm ngừng hoạt động từ nhiều ngày qua - Ảnh: Thanh Lâm
Vựa trái cây ở xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cửa đóng then cài - Ảnh: Thanh Lâm
Một số doanh nghiệp, cơ sở thu mua trái cây tại đây cho biết, do tình hình mua bán hiện tại gặp nhiều khó khăn, trong khi hàng tháng phải tốn quá nhiều khoản chi phí như: tiền thuê mặt bằng, nhân công lao động, vận chuyển hàng hóa,… dẫn đến thua lỗ nên tạm thời ngừng kinh doanh - Ảnh: Thanh Lâm
Một số doanh nghiệp, cơ sở thu mua trái cây tại đây cho biết, do tình hình mua bán hiện tại gặp nhiều khó khăn, trong khi hàng tháng phải tốn quá nhiều chi phí như: tiền thuê mặt bằng, nhân công lao động, vận chuyển hàng hóa… dẫn đến thua lỗ nên tạm thời đóng cửa - Ảnh: Thanh Lâm
Trong bối cảnh khó khăn này, họ chấp nhận đóng cửa để chờ thời điểm thích hợp mới bắt đầu hoạt động kinh doanh trở lại - Ảnh: Thanh Lâm
Trong bối cảnh khó khăn này, họ chấp nhận tạm đóng cửa để chờ thời điểm thích hợp sẽ hoạt động kinh doanh trở lại - Ảnh: Thanh Lâm
Trao đổi với phóng viên Báo Phụ nữ TPHCM, ông Phùng Thanh Việt - Chủ tịch UBND xã Mỹ Đức Đông - chia sẻ, do thời gian này các nhà vườn trên địa bàn không còn loại trái cây cho thu hoạch để bán nên các doanh nghiệp thu mua trái cây tạm thời ngừng hoạt động và chuyển đi nơi khác - Ảnh: Thanh Lâm
Trao đổi với phóng viên Báo Phụ nữ TPHCM, ông Phùng Thanh Việt - Chủ tịch UBND xã Mỹ Đức Đông - cho biết, do thời gian này các nhà vườn trên địa bàn không còn loại trái cây cho thu hoạch để bán nên các doanh nghiệp thu mua tạm thời ngừng hoạt động và chuyển đi nơi khác - Ảnh: Thanh Lâm
Theo UBND huyện Cái Bè, toàn huyện có trên 140.000ha trồng cây ăn trái, chủ yếu là mít, sầu riêng... Cái Bè được xem là huyện có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh của tỉnh Tiền Giang - Ảnh: Thanh Lâm
Theo UBND huyện Cái Bè, toàn huyện có trên 140.000ha trồng cây ăn trái, chủ yếu là mít, sầu riêng... Cái Bè được xem là huyện có kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh của tỉnh Tiền Giang - Ảnh: Thanh Lâm

Một số hình ảnh được ghi nhận vào ngày 12/8:

Thanh Lâm - Mai Ca

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI