Vì sao hải sản không được chứng nhận organic?

21/08/2016 - 13:32

PNO - Với ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và môi trường cũng như lợi ích kinh tế, ngày càng nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng khắp thế giới đã chọn sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm organic (hữu cơ).

Đương nhiên, sản phẩm hữu cơ luôn đắt hơn các sản phẩm cùng loại chưa được chứng nhận và đắt hơn nhiều so với các sản phẩm biến đổi gene. Tuy nhiên, có thể bạn đã biết, dù đã có rất nhiều loại nông sản, thịt được chứng nhận hữu cơ, hải sản vẫn nằm ngoài danh sách. Vì sao?

Vi sao hai san khong duoc chung nhan organic?
Để được xác nhận đạt chuẩn, hải sản phải được nuôi trồng, đánh bắt theo các quy trình nghiêm ngặt

Việc đánh bắt hải sản bị xem là hành động hủy hoại môi trường, hủy hoại hệ sinh thái khi ngày càng nhiều loài cá (đặc biệt là cá hồi, cá tuyết, cá trắng...) bị thu hẹp quy mô đàn, thậm chí được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả là nhiều quốc gia đã ban hành tiêu chuẩn về kích cỡ các loại cá, theo đó, nếu một loại cá cụ thể chưa đạt đến một kích thước nhất định thì không được phép đánh bắt và tiêu thụ mà buộc phải được trả về đại dương. Dù thế, theo các nghiên cứu khoa học mới nhất, trong 100 năm qua, đã có những loài cá giảm đến 50% kích thước vì bị đánh bắt quá mức khiến chúng không kịp lớn, không kịp sinh sản, bổ sung lượng bị thiếu hụt.

Công nghiệp nuôi, đánh bắt, chế biến hải sản còn bị xem là hủy hoại đáy biển khi các phế phẩm của nó phần lớn bị thải trực tiếp xuống biển. Những con cá thoát khỏi lưới đánh bắt cũng hoặc rơi vào trạng thái hoảng loạn, mất khả năng sinh tồn hoặc gây nguy hiểm cho chính bầy đàn của chúng. Chưa kể, như ta đã biết, nhiều vùng biển trên thế giới thực sự bị nhiễm độc kim loại nặng và dư lượng của chúng trong cá biển đủ gây nguy hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu có một lúc nào đó bạn nhìn thấy trong siêu thị loại hải sản được dán nhãn organic, điều đó chỉ có nghĩa là sản phẩm được chứng nhận bởi một tổ chức (hoặc quốc gia) với tiêu chuẩn do chính tổ chức đó ban hành về cái gọi là organic cho hải sản.

Vi sao hai san khong duoc chung nhan organic?
Một hệ thống nuôi cá biển trên đất liền theo quy trình Aquaponics

Nếu vậy, phải chăng không thể có thủy hải sản organic? Không hẳn! Tiêu chuẩn “hữu cơ” dành cho thủy hải sản không giống như các sản phẩm nuôi trồng trên đất liền (ví dụ đối với cây trồng, nước và muối không được xem như tiêu chuẩn để đánh giá tính hữu cơ) và được gọi bằng tên riêng: Vì sao hải sản không được chứng nhận organic? Một hệ thống nuôi cá biển trên đất liền theo quy trình Aquaponics Organic aquaculture.

Theo đó, việc nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản phải tuân thủ hàng loạt các tiêu chuẩn như nguồn nước, loại thức ăn hữu sinh, các chất không được sử dụng (đặc biệt là kháng sinh và thuốc kích thích tăng trưởng), quy trình đánh bắt và chế biến thân thiện với môi trường, thậm chí là tập tính của từng loại hải sản. Đến nay, nhãn Organic aquaculture trên sản phẩm thủy hải sản chính là dấu hiệu để người tiêu dùng nhận diện chất lượng, độ an toàn của loại thủy hải sản mình mua, tương ứng với giá của chúng.

Điều duy nhất cần phải chú ý là đến hôm nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho thế giới về Organic aquaculture. Bộ tiêu chuẩn hiện được xem là chung nhất, khắt khe nhất và bao gồm nhiều yêu cầu nhất là của tổ chức Global Trust; ngoài ra thì Hoa Kỳ, Canada sẽ có tiêu chuẩn đánh giá một sản phẩm organic aquaculture khác với châu Âu, Úc và đương nhiên khác với Thái Lan hoặc Trung Quốc.

Giữa một loạt các sản phẩm được dán nhãn Organic aquaculture, chúng ta cần tìm hiểu để biết chúng được dán nhãn theo tiêu chuẩn nào và liệu đó có phải là tiêu chuẩn ta chấp nhận được, thực sự thân thiện với môi trường và an toàn hay không. Ngoài tiêu chuẩn Organic aquaculture, thế giới hiện vẫn đang nghiên cứu những phương thức, quy trình tương đương mà nổi bật nhất là IMTA (Integrated Multi -Trophic Aquaculture) - phương thức nuôi hải sản bằng chế phẩm và phế phẩm từ loài khác. Ngoài ra, phương thức Aquaponics - nuôi hải sản trên đất liền, trong các hồ chứa cũng được xem là nhiều tiềm năng trong việc bảo vệ hệ sinh thái và môi trường biển.

Nhân Sư

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI