Vì sao có cảm giác sưng rát khi ăn trái cây?

03/06/2017 - 11:29

PNO - Khi ăn một số loại trái cây, mọi người có cảm giác sưng, rát trong miệng, còn gọi chung là tưa lưỡi. Nguyên nhân sưng rát này xuất phát từ đâu?

Cảm giác sưng, rát trong miệng, mà đôi khi mọi người còn gọi chung là tưa lưỡi, xuất phát từ hội chứng dị ứng với protein trong trái cây, phấn hoa.

Theo Viện Hoá học Bệnh dị ứng và Miễn dịch học Mỹ, các triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng dị ứng miệng là ngứa cùng với sưng môi, miệng, cổ họng, mặt và lưỡi.

Hội chứng dị ứng miệng xảy ra khi cơ thể bệnh nhân nhạy cảm với chất gây dị ứng trong môi trường, giống như phấn hoa, nhựa cây và cỏ.

Vi sao co cam giac sung rat khi an trai cay?
Hội chứng dị ứng ở miệng thường xuất hiện trong độ tuổi thanh niên.


Do đó, khi họ ăn một thực phẩm có chứa protein liên quan chặt chẽ đến các chất gây dị ứng, dấu hiệu khó chịu bắt đầu xuất hiện.

Đặc biệt, hạt phấn bạch dương là một trong những thủ phạm gây dị ứng nhiều nhất, và đáng buồn là nhiều loại trái cây, hạt cũng chứa loại protein tương tự như ở cây bạch dương.

Khác với dị ứng thực phẩm truyền thống, như sữa và đậu phộng, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ; dị ứng miệng có khuynh hướng thể hiện vào giai đoạn thanh thiếu niên hoặc trưởng thành, dù trước đó bệnh nhân vẫn ăn trái cây mà không gặp vấn đề gì.

Vi sao co cam giac sung rat khi an trai cay?
Nhiều loại trái cây mà bệnh nhân quen dùng bỗng dưng trở thành nguồn gây dị ứng.


Phần lớn các triệu chứng có xu hướng giới hạn ở miệng, nhưng khoảng 1-2% trường hợp có thể dẫn đến chứng quá mẫn, phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần cấp cứu ngay lập tức.

Các protein tạo nên dị ứng sẽ bị phá vỡ nếu nấu chín, vì vậy nếu không ăn được trái cây tươi, bạn có thể chế biến thành các món ăn khác như mứt, bánh, bánh nướng.

Phản ứng cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào mùa, tệ nhất là khi kết hợp cùng phấn hoa.

Vi sao co cam giac sung rat khi an trai cay?
Dùng trái cây chế biến món ăn có thể giúp hạn chế nguy cơ dị ứng.


Dù hầu hết những người bị hội chứng dị ứng miệng không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ, tốt hơn bạn nên ghi lại những thực phẩm gây khó chịu để phòng tránh.

Trong trường hợp đã tránh một số loại trái cây nhất định nhưng vẫn bị tê, rát trong miệng, bạn nên đến trung tâm y tế để kiểm tra các nguyên nhân khác.

Linh La (Theo Science Daily)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI