Vì sao chúng ta ‘thấy quan tài mới đổ lệ’?

23/10/2019 - 07:00

PNO - Trong xã hội hiện đại, mọi người chấp nhận “vòng xoay chạy trốn hiện thực”, say mê làm việc, vui chơi cùng bạn bè, mua sắm... khiến mọi người trở nên quá bận rộn để lo lắng về cái chết.

Nghiên cứu trên Tạp chí NeuroImage chỉ ra rằng não bộ tự bảo vệ chính mình khỏi những suy nghĩ, nỗi sợ về cái chết, phân loại cái chết, chẳng hạn như sự kiện không may chỉ xảy ra với người khác, nhằm tập trung nhiều hơn cho sự sống.

Yair Dor-Zerman, thành viên nhóm tác giả tại Đại học Bar Ilan ở Israel cho biết bộ não không chấp nhận cái chết có liên quan đến chúng ta. Cơ chế nguyên thủy này giải mã rằng: Khi não nhận được thông tin liên kết đến cái chết, một yếu tố bên trong mách bảo chúng ta rằng nó không đáng tin cậy, vì vậy không nên tin vào điều đó.

Việc né tránh những suy nghĩ về cái chết trong tương lai có thể rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta trong hiện tại. Sự bảo vệ có thể xuất hiện từ thời thơ ấu cho đến khi tâm trí phát triển và chúng ta nhận ra, cái chết là điều không thể tránh khỏi với mọi người.

Vi sao chung ta ‘thay quan tai moi do le’?
Não bộ sở hữu cơ chế tự bảo vệ bản thân trước cái chết

Dor-Zerman nói rằng khoảnh khắc bạn có khả năng nhìn vào tương lai của chính mình, bạn nhận ra rằng đến một lúc nào đó mình sẽ chết và ta không thể làm gì. Nhưng điều đó đi ngược lại nguyên tắc cho toàn bộ quá trình sinh học của chúng ta, thứ giúp loài người sống sót.

Để điều tra cách não xử lý những suy nghĩ về cái chết, Dor-Zerman và các đồng nghiệp đã phát triển một thử nghiệm liên quan đến việc tạo ra các tín hiệu bất ngờ trong não.

Họ yêu cầu các tình nguyện viên nhìn những khuôn mặt lóe lên trên màn hình trong khi theo dõi hoạt động của não. Khuôn mặt của bản thân đối tượng và một người lạ liên tục xuất hiện nhiều lần trên màn hình, nhưng cuối cùng chuỗi hình ảnh dừng lại với một khuôn mặt khác. Khi nhìn thấy khuôn mặt cuối cùng, bộ não rung lên vì ngạc nhiên bởi hình ảnh xung đột với những gì nó đã dự đoán.

Tiếp đến, nhiều từ xuất hiện trên các khuôn mặt trên màn hình. Một nửa là những từ liên quan đến cái chết, chẳng hạn như "tang lễ" hay "chôn cất". Các nhà khoa học phát hiện ra nếu một người thấy mặt của chính mình lóe lên bên cạnh những từ ngữ chỉ cái chết, não của họ sẽ “đóng cửa” hệ thống dự đoán, từ chối liên kết bản thân với cái chết và không có tín hiệu bất ngờ nào được thể hiện.

Avi Goldstein, một tác giả cao cấp của tờ báo cho biết: “Điều này cho thấy chúng ta tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa hiện hữu, hoặc suy nghĩ có ý thức về ý tưởng rằng chúng ta sẽ chết, bằng cách tắt dự đoán về bản thân hoặc phân loại thông tin chết chóc là về những người khác chứ không phải chính chúng ta”.

Tác giả Dor-Zerman nói thêm: “Chúng ta không thể phủ nhận một cách hợp lý rằng tất cả sẽ chết, nhưng lại nghĩ về nó như một điều gì đó chỉ xảy ra với người khác”.

Vi sao chung ta ‘thay quan tai moi do le’?
Việc thông tin về cái chết hiện hữu khiến mọi người quan tâm nhiều hơn đến nó, nhưng cơ chế vẫn khiến bạn suy nghĩ rằng đấy chỉ là sự không may của người khác.

Trong các công trình trước, Zor-Diderman chỉ ra rằng việc bộ não của chúng ta phòng thủ chống lại những suy nghĩ về cái chết được cân bằng bởi thực tế về cái chết xung quanh chúng ta.

Nhưng ngày nay, xã hội ngày càng có nhiều ca tử vong được lan truyền, với những bệnh nhân nằm trong bệnh viện và người già ở viện dưỡng lão. Kết quả là, mọi người không biết rõ về sự kết thúc của cuộc sống, nhưng lại nghe về nó nhiều hơn và có lẽ cũng sợ nó nhiều hơn.

Arnaud Wisman, một nhà tâm lý học tại Đại học Kent (Anh), cho biết mọi người đưa ra nhiều biện pháp phòng thủ để ngăn chặn những suy nghĩ về cái chết. Giới trẻ nói riêng có thể coi đó là một vấn đề đối với những người khác.

Arnaud Wisman chỉ ra rằng trong xã hội hiện đại, mọi người chấp nhận “vòng xoay chạy trốn hiện thực”, làm việc chăm chỉ, vui chơi cùng bạn bè, kiểm tra điện thoại di động và mua sắm giúp mọi người trở nên quá bận rộn để lo lắng về cái chết. Nhưng những cách thức trên không phải là giải pháp cho vấn đề và chúng ta tiếp tục chạy trốn.

Ngọc Hạ (theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI