Vì sao chưa thấy Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6?

27/04/2017 - 06:30

PNO - Điều cả thế giới lo lắng chờ đợi là Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6 vào thời gian này đã không xảy ra, mặc dù dường như mọi sự chuẩn bị 'đã sẵn sàng'.

Cách đây một tháng, các quan chức Mỹ và Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên đã sẵn sàng thử vũ khí hạt nhân.

Hai tuần trước, các nhà phân tích cho biết địa điểm thử nghiệm hạt nhân duy nhất của Triều Tiên, Punggye-ri, "đã hoàn tất và sẵn sàng”. Nhưng tới nay, vẫn chưa có một vụ thử hạt nhân nào trên đất Triều Tiên.

Với mỗi cuộc thử hạt nhân hoặc tên lửa, Bình Nhưỡng tiến gần hơn mục tiêu phát triển một vũ khí hạt nhân có thể gắn vào tên lửa đạn đạo có tầm bắn đến lục địa Mỹ.

Vậy vì sao chưa thấy Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6?

Vi sao chua thay Trieu Tien thu hat nhan lan thu 6?
Triều Tiên diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn chưa từng có, chứ không hề thử hạt nhân, trong ngày thành lập quân đội 25/4 - Ảnh: Rodong Sinmun

Jean Lee, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Wilson và là giảng viên về nghiên cứu Triều Tiên, nói rằng: "Có thể nói Triều Tiên sẽ thử hạt nhân vào một thời điểm nào đó, nhưng họ đã hiệu chỉnh thời gian rất cẩn thận và thực sự cân nhắc nhiều yếu tố”.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump hôm 25/5 cho biết, quân đội quan Mỹ sát thấy hoạt động đáng kể tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên, cụ thể là một nỗ lực đào đường hầm tại lối vào. Hoạt động này cho thấy một cuộc thử hạt nhân chưa xảy ra trong thời gian trước mắt.

Trên thực tế, vỡi môi một vụ thử hạt nhân, Bình Nhưỡng đều cân nhắc kỹ tác động đối nội và đối ngoại.

Đây là công cụ kỹ thuật, nhưng cũng là công cụ chính trị để tăng cường sức mạnh của Triều Tiên, đồng thời gửi một thông điệp đến người dân trong nước cũng như nước ngoài.

Gần đây nhất, Triều Tiên tiến hành phóng tên lửa (không thành công) vào ngày 16/4, một ngày sau Ngày Mặt trời, lễ kỷ niệm quan trọng nhất của nước này.

Triều Tiên phóng thử tên lửa khi ông Donald Trump gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lần đầu vào tháng 2/2017.

Vi sao chua thay Trieu Tien thu hat nhan lan thu 6?
Trang mạng 38 North nói rằng hình ảnh cho thấy một "trận đấu bóng chuyền diễn ra tại khu vực hỗ trợ trung tâm chỉ huy" tại địa điểm thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên - Ảnh: 38 North

Có một số ý kiến ​​cho rằng Triều Tiên sẽ sử dụng lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập quân đội, một ngày lễ quan trọng của đất nước, để tiến hành một cuộc thử tên lửa hoặc hạt nhân. Nhưng thay vì như vậy, Bình Nhưỡng tổ chức diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn chưa từng có.

Theo chiều hướng này, lễ kỷ niệm Chiến tranh liên Triều ngày 25/6 phải chăng sẽ là dịp để Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6?

Giáo sư John Delury, Trường Nghiên cứu quốc tế Đại học Yonsei tại Seoul, cho biết: "Với những ngày quan trọng như vậy trong lịch của Triều Tiên, chúng có thể được đảo lên đảo xuống nếu họ muốn”.

Tuy nhiên, nếu quá lệ thuộc vào mô hình này, Bình Nhưỡng dễ dàng bị thế giới theo dõi và phản ứng tương ứng.

"Nếu những ngày này là lý do đưa tàu sân bay đến vùng biển Triều Tiên, thì rõ ràng khi tàu này rời đi, Triều Tiên có thể tiến hành thử vũ khí hạt nhân trong tuần sau đó", ông Delury nói.

Ông khẳng định, Bình Nhưỡng không cần phải thực hiện thử tên lửa và hạt nhân “theo bất kỳ ngày cụ thể nào”.

Vi sao chua thay Trieu Tien thu hat nhan lan thu 6?
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un kiểm tra một đầu đạn hạt nhân thu nhỏ, được gọi là trái bóng disco, ngày 9/3/2016 - Ảnh: KCNA

Bình Nhưỡng đạt được mục tiêu là mỗi động thái trong chương trình hạt nhân của mình đều đặt Mỹ và các nước trên thế giới vào sự căng thẳng. Và bằng cách đó, họ từng bước tiến tới mục tiêu cuối cùng là chế tạo một vũ khí hạt nhân bắn đến Mỹ.

Michael Hayden, cựu giám đốc CIA, dự đoán Triều Tiên có thể tấn công thành phố Seattle (tiểu bang Washington, Tây Bắc nước Mỹ) bằng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân do chính họ sản xuất.

Một loạt các bức ảnh được công bố hồi tháng 3/2016 cho thấy Chủ tịch Kim Jong-un kiểm tra một vật thể mà Triều Tiên tuyên bố là một đầu đạn hạt nhân thu nhỏ.

Các nhà phân tích gọi nó là trái bóng disco, và sự tiết lộ này dẫn tới sự lo lắng bởi những thông tin đồn đoán về năng lực hạt nhân thực sự của Triều Tiên.

Trong bối cảnh đó, Triều Tiên có thể chủ động hoãn lại hoặc thậm chí hủy bỏ các cuộc thử vũ khí hạt nhân bổ sung.

Triều Tiên sẽ tận dụng sự nhượng bộ làm một đòn bẩy tiềm năng, coi đây là một nhân tố để thương lượng, hoặc để đánh đổi như một cử chỉ thiện chí trong trường hợp chính quyền Trump quan tâm đến cam kết song phương.   

Tô Châu (Theo CNN, Gant Daily, Vox)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI