Về xứ Nghệ thưởng thức chè đâm đặc sản

16/12/2024 - 18:43

PNO - Nước chè đâm khi vừa chạm môi sẽ có vị chát đắng, mùi thơm đặc trưng khác hoàn toàn với vị chát của nước chè xanh.

“Ai ơi cà xứ Nghệ, càng mặn lại càng giòn. Nước chè xanh xứ Nghệ, càng chát lại càng ngon”. Từ lâu, nước chè xanh Nghệ An đã đi vào thơ nhạc, trở thành nét văn hóa đậm chất làng quê, con người xứ Nghệ. Với người dân ở nhiều làng quê, bát chè xanh vẫn là thứ không thể thiếu khi khách tới chơi.
“Ai ơi cà xứ Nghệ, càng mặn lại càng giòn. Nước chè xanh xứ Nghệ, càng chát lại càng ngon”. Từ lâu, nước chè xanh Nghệ An đã đi vào thơ nhạc, trở thành nét văn hóa đậm chất làng quê, con người xứ Nghệ. Với người dân ở nhiều làng quê, nước chè xanh vẫn là thứ không thể thiếu khi khách tới chơi.
Song cách chế biến và thưởng thức nước chè xanh ở mỗi nơi cũng một khác. Từ TP.Vinh đi ngược lên huyện miền núi Quỳ Hợp, du khách có thể thưởng thức một loại nước uống rất khác biệt từ chè xanh - chè đâm. Loại nước được xem là đặc sản của huyện Quỳ Hợp này có nguồn gốc từ người dân tộc Thái bản địa.
Song cách chế biến và thưởng thức nước chè xanh ở mỗi nơi cũng một khác. Từ TP Vinh đi ngược lên huyện miền núi Quỳ Hợp, du khách có thể thưởng thức một loại nước uống rất khác biệt từ chè xanh - chè đâm. Loại nước được xem là đặc sản của huyện Quỳ Hợp này có nguồn gốc từ người dân tộc Thái bản địa.
Ông Trương Sông Hương (trú xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp) cho biết, cốc nước chè đâm ngon phải có màu xanh ngọc, ít cặn. Nước chè đâm khi vừa chạm môi sẽ có vị chát đắng, mùi thơm đặc trưng nhưng sau cùng người uống sẽ cảm nhận được vị ngọt nơi đầu lưỡi, khác hoàn toàn với vị chát của nước chè xanh. “Không chỉ giải khát, nước chè đâm còn rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng giải rượu rất tốt” - ông Hương nói.
Ông Trương Sông Hương (trú xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp) cho biết, cốc nước chè đâm ngon phải có màu xanh ngọc, ít cặn. Nước chè đâm khi vừa chạm môi sẽ có vị chát đắng, mùi thơm đặc trưng nhưng sau cùng người uống sẽ cảm nhận được vị ngọt nơi đầu lưỡi, khác hoàn toàn với vị chát của nước chè xanh. “Không chỉ giải khát, nước chè đâm còn rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng giải rượu rất tốt” - ông Hương nói.
Trong các loại nước uống từ chè xanh thì nước chè đâm là công phu nhất. Chị Trương Thị Bình (36 tuổi, trú xã Thọ Hợp) cho biết, để làm được bát nước chè ngon, có màu xanh đẹp mắt, họ phải chọn những nhánh chè lá dày, không bị đỏ ngọn, không bị khuất nắng. Loại chè này thường được người dân trồng ngay trong vườn nhà, không phải là cây chè công nghiệp. Chè sau khi hái cũng phải sử dụng trong ngày, không để qua đêm mới giữ được hương vị ngon nhất khi đâm.
Trong các loại nước uống từ chè xanh thì nước chè đâm là công phu nhất. Chị Trương Thị Bình (36 tuổi, trú xã Thọ Hợp) cho biết, để làm được bát nước chè ngon, có màu xanh đẹp mắt, họ phải chọn những nhánh chè lá dày, không bị đỏ ngọn, không bị khuất nắng. Loại chè này thường được người dân trồng ngay trong vườn nhà, không phải là cây chè công nghiệp. Chè sau khi hái cũng phải sử dụng trong ngày, không để qua đêm mới giữ được hương vị ngon nhất khi đâm.
Sau khi rửa sạch, chè được cắt ra từng đoạn ngắn có cả lá và cành. Dụng cụ đâm chè là một cái cối làm từ ống mét già lót một miếng gỗ ở đáy, hoặc cối.
Sau khi rửa sạch, chè được cắt ra từng đoạn ngắn có cả lá và cành. Dụng cụ đâm chè là một cái cối làm từ ống mét già lót một miếng gỗ ở đáy, hoặc cối.
“Phải sử dụng cả lá và cành thì lúc đâm chè mới không bị nát và nước cốt mới giữ được màu xanh và mùi thơm đặc trưng. Công đoạn giã cũng cần phải lưu ý đều tay để chè không nát quá. Quá trình này phải làm thủ công, nếu sử dụng máy xay để làm thì sẽ không ra vị đặc trưng được” - chị Bình nói.
“Phải sử dụng cả lá và cành thì lúc đâm chè mới không bị nát và nước cốt mới giữ được màu xanh và mùi thơm đặc trưng. Công đoạn giã cũng cần phải lưu ý đều tay để chè không nát quá. Quá trình này phải làm thủ công, nếu sử dụng máy xay để làm thì sẽ không ra vị đặc trưng được” - chị Bình nói.
Chè đâm xong được pha loãng với nước suối đun sôi để nguội. Hỗn hợp này sau đó được quấy đều trước khi dùng màng lọc để lọc lấy nước, bỏ bã. Tuỳ vào sở thích và thời tiết mà nước chè đâm có thể dùng nóng hay lạnh bằng cách pha thêm nước nóng (công thức 3 sôi 2 lạnh) hoặc bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
Chè đâm xong được pha loãng với nước suối đun sôi để nguội. Hỗn hợp này sau đó được quấy đều trước khi dùng màng lọc để lọc lấy nước, bỏ bã. Tùy vào sở thích và thời tiết mà nước chè đâm có thể dùng nóng hay lạnh bằng cách pha thêm nước nóng (công thức 3 sôi, 2 lạnh) hoặc bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
Ngày nay, chè đâm không còn là nước uống quen thuộc của người Thái mà đã trở thành đặc sản, thường được người dân ở huyện Quỳ Hợp mà các huyện lân cận dùng để đãi khách.
Ngày nay, chè đâm không còn là nước uống quen thuộc của người Thái mà đã trở thành đặc sản, thường được người dân ở huyện Quỳ Hợp mà các huyện lân cận dùng để đãi khách.
Dễ uống, không say và tốt cho sức khỏe… nên nước chè đâm ngày càng được nhiều người ở nhiều độ tuổi ưa chuộng.
Dễ uống, không say và tốt cho sức khỏe… nước chè đâm ngày càng được nhiều người ở nhiều độ tuổi ưa chuộng.
Chè đâm cũng được nhiều người ở huyện Quỳ Hợp chế biến, đóng vào chai nhựa để bán như một loại nước uống giải khát. Mỗi chai nhựa loại 500ml có giá 10.000 đồng. Ông Nguyễn Văn Yến (trú thị trấn Quỳ Hợp) cho biết, trung bình mỗi ngày ông bán hơn 100 chai nước chè đâm. Không chỉ khách đến quán uống, ông còn đóng chai, bảo quản nước chè đâm trong thùng xốp lạnh gửi ô tô cho khách ở các huyện xa đặt hàng.
Chè đâm cũng được nhiều người ở huyện Quỳ Hợp chế biến, đóng vào chai nhựa để bán như một loại nước uống giải khát. Mỗi chai nhựa loại 500ml có giá 10.000 đồng. Ông Nguyễn Văn Yến (trú thị trấn Quỳ Hợp) cho biết, trung bình mỗi ngày ông bán từ 50-100 chai nước chè đâm. Không chỉ khách đến quán uống, ông còn đóng chai, bảo quản nước chè đâm trong thùng xốp lạnh gửi ô tô cho khách hàng ở các huyện xa.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI