Về Tam Kỳ mê mẩn dưới bóng sưa già

13/04/2025 - 12:00

PNO - Làng sinh thái Hương Trà giữa TP Tam Kỳ là nơi hàng năm diễn ra lễ hội mùa hoa sưa. Đây cũng là nơi sở hữu quần thể sưa cổ thụ, trong đó 9 cây có tuổi đời 100-150 năm được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận cây di sản Việt Nam vào năm 2024.

Lễ hội Tam Kỳ - mùa hoa sưa năm 2025 với chủ đề 'Rực rỡ sắc hoa vàng' được tổ chức từ ngày 10-13/4, trong đó chương trình khai mạc diễn ra lúc 19g30 ngày 11/4 tại không gian Vườn Cừa thuộc phường Hòa Hương.
Lễ hội Tam Kỳ - mùa hoa sưa năm 2025 với chủ đề "Rực rỡ sắc hoa vàng" được tổ chức từ ngày 10-13/4, trong đó chương trình khai mạc diễn ra lúc 19g30 ngày 11/4 tại không gian Vườn Cừa thuộc phường Hòa Hương.
Lễ hội mùa hoa sưa năm nay có nhiều hoạt động như Lễ Tế Xuân và khai hội tại đình làng Hương Trà; hội thi mỹ thuật thiếu nhi TP Tam Kỳ; khai mạc và chương trình nghệ thuật lễ hội Tam Kỳ - mùa hoa sưa năm 2025 và công bố điểm du lịch làng sinh thái Hương Trà.
Lễ hội mùa hoa sưa năm nay có nhiều hoạt động như Lễ Tế Xuân và khai hội tại đình làng Hương Trà; hội thi mỹ thuật thiếu nhi TP Tam Kỳ; khai mạc và chương trình nghệ thuật lễ hội Tam Kỳ - mùa hoa sưa năm 2025 và công bố điểm du lịch làng sinh thái Hương Trà.
Lễ hội cũng có nhiều chương trình đặc sắc khác như đồng diễn áo dài duyên dáng Hương Trà; giải đua thuyền nam truyền thống TP Tam Kỳ mở rộng; lễ hội hoa đăng lung linh sông nước đêm trăng Rằm; giao lưu các câu lạc bộ cờ tướng trong và ngoài thành phố.
Lễ hội cũng có nhiều chương trình đặc sắc khác như đồng diễn áo dài duyên dáng Hương Trà; giải đua thuyền nam truyền thống TP Tam Kỳ mở rộng; lễ hội hoa đăng lung linh sông nước đêm trăng Rằm; giao lưu các câu lạc bộ cờ tướng trong và ngoài thành phố.
Ban tổ chức cũng phát động ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025; trình diễn nghề truyền thống và hoạt động ẩm thực Tam Kỳ…
Ban tổ chức cũng phát động ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025; trình diễn nghề truyền thống và hoạt động ẩm thực Tam Kỳ…
Về đây, bạn sẽ chìm đắm trong sắc vàng hoa sưa, phiêu bồng trong miền ký ức sông nước và những câu chuyện làng cũ.
Về đây, bạn sẽ chìm đắm trong sắc vàng hoa sưa, phiêu bồng trong miền ký ức sông nước và những câu chuyện làng cũ.
Theo tư liệu của nhiều dòng họ, làng Hương Trà được đặt tên năm Cảnh Hưng thứ 27 (1767), thời vua Lê Hiển Tông.
Theo tư liệu của nhiều dòng họ, làng Hương Trà được đặt tên năm Cảnh Hưng thứ 27 (1767), thời vua Lê Hiển Tông.
Làng Hương Trà có khoảng 221 hộ dân trồng sưa với mất độ nằm rải rác.
Làng Hương Trà có khoảng 221 hộ dân trồng sưa với mật độ rải rác.
Người xưa truyền lại rằng làng trước đây là những cồn bãi, bao quanh bởi những dòng sông lạch. Sau đó, người dân đắp đê làm đường, ngăn lũ lụt băng vào làng.
Người xưa truyền lại rằng làng trước đây là những cồn bãi, bao quanh bởi những dòng sông, lạch. Sau đó, người dân đắp đê làm đường, ngăn lũ lụt.
Để bảo vệ đê, người dân mang cây cừa và sưa về trồng chống sạt lở; so với các cây khác thì sưa có tán rộng, chống chịu bão tốt hơn.
Để bảo vệ đê, người dân mang cây cừa và sưa về trồng chống sạt lở; so với các cây khác thì sưa có tán rộng, chống chịu bão tốt hơn.
Tuyến đê năm xưa nay là đường vào làng với hàng chục cây sưa cổ thụ, có cây khoảng 300 tuổi. Đây là đoạn tập trung nhiều sưa nhất làng.
Tuyến đê năm xưa nay là đường vào làng với hàng chục cây sưa cổ thụ, có cây khoảng 300 tuổi. Đây là đoạn tập trung nhiều sưa nhất làng.
Năm 2024, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận 9 trong số 12 cây sưa vàng tại làng sinh thái Hương Trà là cây di sản Việt Nam.
Năm 2024, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận 9 trong số 12 cây sưa vàng tại làng sinh thái Hương Trà là cây di sản Việt Nam.
Cây sưa vàng thường gọi giáng hương ấn, tên khoa học Pterocarpus indicus Willd. Cây cao 15-25 m, đường kính thân 0,5-3,5 m, hoa màu vàng, mùi thơm nhẹ. Thân cây có thể dùng làm đồ gia dụng, mỹ nghệ.
Cây sưa vàng thường gọi giáng hương ấn, tên khoa học Pterocarpus indicus Willd. Cây cao 15-25m, đường kính thân 0,5-3,5m, hoa màu vàng, mùi thơm nhẹ. Thân cây có thể dùng làm đồ gia dụng, mỹ nghệ.
Chín cây sưa di sản hơn trăm tuổi cao trung bình trên 8 m, chu vi 2,2 m, cành lá sum suê, có nhiều khối u, đường gân sần sùi, rêu phong phủ quanh thân.
9 cây sưa di sản hơn 100 tuổi cao trung bình trên 8m, chu vi 2,2m, cành lá sum suê, có nhiều khối u, đường gân sần sùi, rêu phong phủ quanh thân.
Ngoài quần thể được công nhận cây di sản, người dân làng Hương Trà còn trồng sưa quanh vườn. Từ năm 2017, chính quyền thành phố chọn làng là nơi tổ chức lễ hội mùa hoa sưa, thu hút hàng nghìn du khách.
Ngoài quần thể được công nhận cây di sản, người dân làng Hương Trà còn trồng sưa quanh vườn. Từ năm 2017, chính quyền thành phố chọn làng là nơi tổ chức lễ hội mùa hoa sưa, thu hút hàng ngàn du khách.
Hướng đến danh hiệu 'thành phố hoa vàng', từ năm 2010, TP Tam Kỳ đã chủ trương bảo tồn và mở rộng diện tích trồng sưa trên địa bàn.
Hướng đến danh hiệu "thành phố hoa vàng", từ năm 2010, TP Tam Kỳ đã chủ trương bảo tồn và mở rộng diện tích trồng sưa trên địa bàn.
Đến nay Tam Kỳ có trên 2.000 cây sưa, chiếm hơn 10% tổng số cây trên địa bàn.
Đến nay, Tam Kỳ có trên 2.000 cây sưa.

Lê Đình Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI