Về sông Vàm Nao cùng ngư dân gỡ cá, đờn ca mùa nước đỏ

10/10/2024 - 17:24

PNO - Do đầu mùa nước nổi phù sa đổ về nên nước ở khắp kênh rạch, sông ngòi nơi đây đều có màu đỏ quạch. Người dân thường gọi là mùa con nước đỏ hoặc con nước son.

Từ con rạch nhỏ mang tên Bà Cả ở cù lao Tân Huề (huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) chúng tôi theo ghe của chú Ba, 72 tuổi, một ngư dân lâu năm ở đây để chạy ra phía sông Vàm Nao. Do đầu mùa nước nổi phù sa đổ về nên nước ở khắp kênh rạch, sông ngòi nơi đây đều có màu đỏ quạch. Người dân thường gọi là mùa con nước đỏ hoặc con nước son. Khoảng 2-3 tuần nữa, nước sẽ trở về màu bình thường.
Một ngày cuối tuần, chúng tôi theo chân những ngư dân chạy ghe ra dòng Vàm Nao để thả lưới, gỡ cá và hòa mình vào cuộc sống mùa nước nổi trong êm đềm những câu ca cải lương ngọt lịm như phù sa. Cuộc sống đó tuy vất vả, nhọc nhằn nhưng cũng đầy hảo sảng giữa một vùng trời nước rộng mênh mông và đẹp đẽ. Từ con rạch nhỏ mang tên Bà Cả ở cù lao Tân Huề (huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) chúng tôi theo ghe của chú Ba, 72 tuổi, một ngư dân lâu năm ở đây để chạy ra phía sông Vàm Nao. Do đầu mùa nước nổi phù sa đổ về nên nước ở khắp kênh rạch, sông ngòi nơi đây đều có màu đỏ quạch. Người dân thường gọi là mùa con nước đỏ hoặc con nước son.

Ghe ra tới sông Tiền rộng lớn. Đây là khu vực ngã ba sông Tiền và sông Vàm Nao nên mặt nước càng rộng lớn mênh mông. Phía xa xa là bến đò Thuận Giang nổi tiếng nối huyện Chợ Mới và Phú Tân (tỉnh An Giang). 3: Theo chú Ba, mùa con nước đỏ là thời điểm đánh bắt thuận lợi của ngư dân. Lúc này cá tôm từ thượng nguồn đổ về nhiều khiến ghe thuyền ra các sông lớn thả lưới khá đông đúc.
Ghe ra tới sông Tiền rộng lớn. Đây là khu vực ngã ba sông Tiền và sông Vàm Nao nên mặt nước càng rộng lớn mênh mông. Phía xa xa là bến đò Thuận Giang nổi tiếng nối huyện Chợ Mới và Phú Tân (tỉnh An Giang).

3: Theo chú Ba, mùa con nước đỏ là thời điểm đánh bắt thuận lợi của ngư dân. Lúc này cá tôm từ thượng nguồn đổ về nhiều khiến ghe thuyền ra các sông lớn thả lưới khá đông đúc. Dù có chiều dài rất ngắn nhưng sông Vàm Nao lại khá rộng, có đoạn dài gần cả cây số. Mực nước sâu vài chục mét nên ngư dân hầu như chỉ thả lưới trên sông. Các đoạn lưới này thường dài khoảng vài trăm mét.
Theo chú Ba, mùa con nước đỏ là thời điểm đánh bắt thuận lợi của ngư dân. Lúc này cá tôm từ thượng nguồn đổ về nhiều khiến ghe thuyền ra các sông lớn thả lưới khá đông đúc.

Dù có chiều dài rất ngắn nhưng sông Vàm Nao lại khá rộng, có đoạn dài gần cả cây số. Mực nước sâu vài chục mét nên ngư dân hầu như chỉ thả lưới trên sông. Các đoạn lưới này thường dài khoảng vài trăm mét. Một chú cá mè vinh vừa dính lưới. Mùa nước đỏ thì ngư dân thường đánh bắt được cá mè vinh, cá lăng, cá chốt, cá hú, cá he… Đây đều là các loại cá đặc sản của vùng sông nước Vàm Nao.
Dù có chiều dài rất ngắn nhưng sông Vàm Nao lại khá rộng, có đoạn dài gần cả cây số. Mực nước sâu vài chục mét nên ngư dân hầu như chỉ thả lưới trên sông. Các đoạn lưới này thường dài khoảng vài trăm mét.

Một chú cá mè vinh vừa dính lưới. Mùa nước đỏ thì ngư dân thường đánh bắt được cá mè vinh, cá lăng, cá chốt, cá hú, cá he… Đây đều là các loại cá đặc sản của vùng sông nước Vàm Nao.
Một chú cá mè vinh vừa dính lưới. Mùa nước đỏ thì ngư dân thường đánh bắt được cá mè vinh, cá lăng, cá chốt, cá hú, cá he… Đây đều là các loại cá đặc sản của vùng sông nước Vàm Nao.

Chú Ba cũng thả lưới ven sông Vàm Nao. Do hiện nay tuổi cao, chú Ba hiện không còn thả những tay lưới dài và sâu như trước nữa. Với nhiều người dân miền Tây, Vàm Nao là dòng sông dữ vì sâu và sóng lớn, khó đánh bắt.
Chú Ba cũng thả lưới ven sông Vàm Nao. Do hiện nay tuổi cao, chú Ba hiện không còn thả những tay lưới dài và sâu như trước nữa. Với nhiều người dân miền Tây, Vàm Nao là dòng sông dữ vì sâu và sóng lớn, khó đánh bắt.

Sau khi thả lưới chú Ba ngồi chờ đợi ở ven sông Vàm Nao gần bến đò Thuận Giang. Chú kể những câu chuyện về nghề “bà cậu” (nghề kiếm sống trên sông nước) và hát những câu ca cải lương về con người, vùng đất nơi đây. Chú Ba cho biết những câu hát đờn ca này đều do chính bản thân chú tự nghĩ ra và hát. Ở miền Tây Nam bộ, người dân thường tự mình đàn và hát về cuộc sống, con người, vùng đất… theo những giai điệu sẵn có.
Sau khi thả lưới chú Ba ngồi chờ đợi ở ven sông Vàm Nao gần bến đò Thuận Giang. Chú kể những câu chuyện về nghề “bà cậu” (nghề kiếm sống trên sông nước) và hát những câu ca cải lương về con người, vùng đất nơi đây. Chú Ba cho biết những câu hát đờn ca này đều do chính bản thân chú tự nghĩ ra và hát. Ở miền Tây Nam bộ, người dân thường tự mình đàn và hát về cuộc sống, con người, vùng đất… theo những giai điệu sẵn có.

Ven sông Vàm Nao ngư dân thường cắm cọc, giăng lưới để thả dớn, một loại ngư cụ cũng khá phổ biến ở vùng này. Nghề đóng dớn thường phát triển ở các kênh rạch nhỏ, đồng nước nhưng cũng có số ít đóng ở đoạn sông lớn.
Ven sông Vàm Nao ngư dân thường cắm cọc, giăng lưới để thả dớn, một loại ngư cụ cũng khá phổ biến ở vùng này. Nghề đóng dớn thường phát triển ở các kênh rạch nhỏ, đồng nước nhưng cũng có số ít đóng ở đoạn sông lớn.

Những ghe thuyền di chuyển trên sông Vàm Nao. Đây là dòng sông duy nhất nối giữa sông Tiền và sông Hậu nên ghe tàu lớn di chuyển qua lại rất nhiều.
Những ghe thuyền di chuyển trên sông Vàm Nao. Đây là dòng sông duy nhất nối giữa sông Tiền và sông Hậu nên ghe tàu lớn di chuyển qua lại rất nhiều.

Thành quả sau một buổi sáng đi gỡ lưới cùng chú Ba. So với các nghề khác, cá nghề lưới chủ yếu là cá lớn và giống nhau, ít khi có cá tạp. Bởi lưới được thả ở mỗi khu vực, tầng nước thường có tính chọn lọc cao hơn các ngư cụ khác.
Thành quả sau một buổi sáng đi gỡ lưới cùng chú Ba. So với các nghề khác, cá nghề lưới chủ yếu là cá lớn và giống nhau, ít khi có cá tạp. Bởi lưới được thả ở mỗi khu vực, tầng nước thường có tính chọn lọc cao hơn các ngư cụ khác.

Bài và ảnh: Đoàn Đại Trí

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI