Về Sa Đéc, thăm những ngôi chùa có tuổi thọ hơn cả đời người

04/02/2020 - 14:47

PNO - Không chỉ là nơi thực hiện văn hóa tín ngưỡng, những ngôi chùa cổ nơi đây cũng có giá trị về mặt kiến trúc, thẩm mỹ, lịch sử.

Sa Đéc có làng hoa, có hủ tíu được xem như những đặc sản trứ danh. Nhưng vùng đất này vốn còn nhiều điều thú vị hơn thế. Trong lòng một đô thị hiện đại vẫn còn lưu giữ những giá trị truyền thống đi cùng năm tháng, trong đó có những ngôi chùa cổ nổi danh.           

Chùa Phước Hưng (chùa Hương)

Phước Hưng Tự nằm ở số 461, đại lộ Hùng Vương, P.1, TP. Sa Đéc. Khi vừa xuống dốc cầu Sắt Quay sẽ thấy ngay ngôi chùa cổ đầy màu sắc này. Phước Hưng Tự được xây dựng năm 1838. Ngay từ cổng vào chùa, du khách có thể nhìn thấy thông tin này thông qua những dòng chữ mang màu sắc cổ xưa.

Phước Hưng Tự nằm ở số 461, đại lộ Hùng Vương, P.1, TP. Sa Đéc. Khi vừa xuống dốc cầu Sắt Quay sẽ thấy ngay ngôi chùa cổ đầy màu sắc này.

Phước Hưng Tự được xây dựng năm 1838. Ngay từ cổng vào chùa, du khách có thể nhìn thấy thông tin này thông qua những dòng chữ mang màu sắc cổ xưa.
Phước Hưng Tự được xây dựng năm 1838. Ngay từ cổng vào chùa, du khách có thể nhìn thấy thông tin này thông qua những dòng chữ mang màu sắc cổ xưa.
Chùa Phước Hưng có kiến trúc khá đặc biệt so với nhiều chùa cổ ở miền Nam là trông giống đình làng hơn là chùa. Chùa có 8 mái và 2 cấp, được lợp ngói âm - dương, gồm chánh điện, nhà tổ, nhà tiếp khách và một số hạng mục phụ khác.
Chùa Phước Hưng có kiến trúc khá đặc biệt so với nhiều chùa cổ ở miền Nam, trông giống đình làng hơn là chùa. Chùa có 8 mái và 2 cấp, được lợp ngói âm - dương, gồm chánh điện, nhà tổ, nhà tiếp khách và một số hạng mục phụ khác. Năm 1846, sau một biến cố, chùa Minh Hương của người Hoa sáp nhập vào chùa Phước Hưng, khiến cho chùa có thêm tên gọi khác là chùa Hương.
Chùa được trang trí bởi rất nhiều hoa văn, hoạ tiết bắt mắt, mang đậm phong cách dân gian.

Chùa được trang trí bởi rất nhiều hoa văn, họa tiết bắt mắt, mang đậm phong cách dân gian.

Một số chi tiết cho thấy sự giao thoa với văn hoá người Hoa.
Một số chi tiết cho thấy sự giao thoa với văn hoá người Hoa.
Mái chùa lợp ngói âm dương, hai tầng, tạo gợn sóng, các góc cạnh cong vút lên cao. Trên nóc là phù điêu hình long, lân, quy, phụng...được tô đắp bằng miễn chén kiểu, màu sắc sặc sỡ.
Mái chùa lợp ngói âm dương, hai tầng, tạo gợn sóng, các góc cạnh cong vút lên cao. Trên nóc là phù điêu hình long, lân, quy, phụng...được tô đắp bằng miễn chén kiểu, màu sắc sặc sỡ.
Trong chánh điện có bộ tượng phật A Đi Đà được tạc từ năm 1838, bằng đất sét thếp vàng không nung. Chùa còn có chiếc mõ gỗ từ năm 1888, có đặc tính khá thú vị khi trời nắng tiếng sẽ chát hơn, còn trời mát tiếng sẽ ấm.
Trong chánh điện có bộ tượng phật A Đi Đà được tạc từ năm 1838, bằng đất sét thếp vàng không nung. Chùa còn có chiếc mõ gỗ từ năm 1888, có đặc tính khá thú vị khi trời nắng tiếng sẽ thanh hơn, còn trời mát tiếng sẽ trầm ấm.
Sau gần 200 năm, chùa Phước Hưng vẫn còn những nét đặc trưng của kiến trúc xưa. Tuy nhiên, phần kèo gỗ có dấu hiệu bị hư hại. Hiện, chùa đang được trùng tu cũng như xây dựng thêm. Không gian rực rỡ, bắt mắt nơi đây cũng sẽ là địa điểm check-in thú vị cho du khách.
Sau gần 200 năm, chùa Phước Hưng vẫn còn những nét đặc trưng của kiến trúc xưa. Hiện, chùa đang được trùng tu cũng như xây dựng thêm. Không gian rực rỡ, bắt mắt nơi đây cũng sẽ là địa điểm check-in thú vị cho du khách.

 

Chùa Bà Thiên Hậu Sa Đéc

Chùa toạ lạc tại số 143, đường Trần Hưng Đạo, P.1, TP. Sa Đéc. Ngay từ cổng chùa, du khách đã có thể nhận ra kiến trúc đặc trưng của người Hoa.
Chùa toạ lạc tại số 143, đường Trần Hưng Đạo, P.1, TP. Sa Đéc. Ngay từ cổng chùa, du khách đã có thể nhận ra kiến trúc đặc trưng của người Hoa.
Chùa được dựng nên từ năm 1867, bằng tre lá. Đến năm 1886, chùa được trùng tu, xây dựng thêm bằng gạch, đá… trở nên khang trang, vững chãi hơn. Trên mái nóc trang trí hình lưỡng long tranh châu cùng tượng các hình nhân của các vị tiên, phật trong các truyện xưa tích cũ của Trung Hoa.
Chùa được dựng nên từ năm 1867, bằng tre lá. Đến năm 1886, chùa được trùng tu, xây dựng thêm bằng gạch, đá… trở nên khang trang, vững chãi hơn. Trên mái nóc trang trí hình lưỡng long tranh châu cùng tượng các hình nhân của các vị tiên, Phật trong các truyện xưa tích cũ của Trung Hoa.
Trên trần nhà, phía dưới mái nóc, có rất nhiều tranh vẽ về các câu chuyện truyền kỳ của Trung Quốc như: Tam quốc diễn nghĩa, Phong Thần, Đông Chu liệt quốc... Những gam màu đỏ, vàng bắt mắt hoà quyện với những sắc lam, trắng ngà ấm áp tạo nên diện mạo thú vị cho ngôi chùa.
Trên trần nhà, phía dưới mái nóc, có rất nhiều tranh vẽ về các câu chuyện truyền kỳ của Trung Quốc như: Tam quốc diễn nghĩa, Phong Thần, Đông Chu liệt quốc... Những gam màu đỏ, vàng bắt mắt hòa quyện với những sắc lam, trắng ngà ấm áp tạo nên diện mạo thú vị cho ngôi chùa.
Chùa được cất theo hình chữ Đinh, đặc biệt là gian trước và gian sau liền nhau, không có sân thiên tĩnh. Hai bên vách, phía trên được để trống chứ không xây bít lại để đón ánh sáng mặt trời, nên trong chùa rất sáng sủa và thoáng đãng.
Chùa được cất theo hình chữ Đinh, đặc biệt là gian trước và gian sau liền nhau, không có sân thiên tĩnh. Hai bên vách, phía trên được để trống chứ không xây bít lại để đón ánh sáng mặt trời, nên trong chùa rất sáng sủa và thoáng đãng. Chùa có 16 hàng cột to để đỡ lấy mái chùa. Xung quanh đều có hoành phi, câu đối. Không gian chùa luôn rực lên sắc đỏ, vàng bắt mắt.
Một điểm đặc trưng thường thấy ở những ngôi chùa người hoa là rất nhiều nhang vòng được đốt để cầu an. Mỗi vòng nhang có thể tượng trưng cho một người hoặc cả gia đình.
Một điểm đặc trưng thường thấy ở những ngôi chùa người hoa là rất nhiều nhang vòng được đốt để cầu an. Mỗi vòng nhang có thể tượng trưng cho một người hoặc cả gia đình.
Nhang treo cao được thắp bằng những ngọn nến gá vào thân cây tre nhỏ.
Nhang treo cao được thắp bằng những ngọn nến gá vào thân cây tre nhỏ.
Chùa Bà Thiên Hậu Sa Đéc có ngày lễ lớn chính trong năm, nhằm 23/3 và 9/9 âm lịch. Vào dịp Tết Nguyên đán hay rằm tháng Giêng, đây cũng là nơi được nhiều người lui tới để cầu nguyện. Chùa Bà Thiên Hậu Sa Đéc đã được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2003.
Chùa Bà Thiên Hậu Sa Đéc có ngày lễ lớn chính trong năm, nhằm 23/3 và 9/9 âm lịch. Vào dịp Tết Nguyên đán hay rằm tháng Giêng, đây cũng là nơi được nhiều người lui tới để cầu nguyện. Chùa Bà Thiên Hậu Sa Đéc đã được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2003.

 

Chùa Kiến An Cung

Từ cầu Hoà Khánh, du khách rẽ phải theo đường Trần Hưng Đạo khoảng 700 mét sẽ đến chùa Kiến An Cung (còn gọi là chùa ông Quách). Tên gọi khác này xuất phát từ việc chùa có thờ thần Quách Thần Vương Công. Mặt chính của chùa lại hướng ra con rạch Cái Sơn nhỏ phía trước, chứ không hướng ra mặt đường Trần Hưng Đạo như chùa Bà Thiên Hậu.
Từ cầu Hòa Khánh, du khách rẽ phải theo đường Trần Hưng Đạo khoảng 700 mét sẽ đến chùa Kiến An Cung (còn gọi là chùa ông Quách). Tên gọi khác này xuất phát từ việc chùa có thờ thần Quách Thần Vương Công. Mặt chính của chùa lại hướng ra con rạch Cái Sơn nhỏ phía trước, chứ không hướng ra mặt đường Trần Hưng Đạo như chùa Bà Thiên Hậu.

 

Chùa cũng mang đậm dấu ấn của người Hoa bởi lối kiến trúc đặc trưng, nhưng được xây theo hình chữ Công, gồm chánh điện, Đông lang, Tây lang. Chùa được xây vào năm 1924, đến năm 1927 thì hoàn thành.
Chùa cũng mang đậm dấu ấn của người Hoa bởi lối kiến trúc đặc trưng, nhưng được xây theo hình chữ Công, gồm chánh điện, Đông lang, Tây lang. Chùa được xây vào năm 1924, đến năm 1927 thì hoàn thành.

 

Những chi tiết trang trí trong chùa đều được sơn son thép vàng giúp du khách cảm thấy thích thú ngay từ những bước chân đầu tiên vào chùa.
Những chi tiết trang trí trong chùa đều được sơn son thép vàng giúp du khách cảm thấy thích thú ngay từ những bước chân đầu tiên vào chùa.

 

Phía cổng vào là hai con kỳ lân bằng đá xanh rất lớn, phía trên là tấm hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Phía cổng vào là hai con kỳ lân bằng đá xanh rất lớn, phía trên là tấm hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn. Trên những bức tường của chùa là những hình ảnh trong Tây du ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa…
Mái ngói chùa gồm 3 lớp, mặt trên ngói, giữa gạch, dưới là ngói. Ngói được lợp theo gợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao, tạo mái ngói theo kiểu ngũ hành. Mỗi đầu ngọn sóng là một cung điện thu nhỏ.
Mái ngói chùa gồm 3 lớp, mặt trên ngói, giữa gạch, dưới là ngói. Ngói được lợp theo gợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao, tạo mái ngói theo kiểu ngũ hành. Mỗi đầu ngọn sóng là một cung điện thu nhỏ.
Không gian rực rỡ, bắt mắt này được giới trẻ cũng như khách du lịch khá yêu thích chọn dừng chân khi đến Sa Đéc. Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1990. Chùa có 2 ngày lễ lớn trong năm, vào 22/2 và 22/8 âm lịch. Nhưng ngày thường, chùa vẫn mở cửa đón du khách, khách hành hương…
Không gian rực rỡ, bắt mắt này được giới trẻ cũng như khách du lịch khá yêu thích chọn dừng chân khi đến Sa Đéc. Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990. Chùa có 2 ngày lễ lớn trong năm, vào 22/2 và 22/8 âm lịch. Nhưng ngày thường, chùa vẫn mở cửa đón du khách, khách hành hương…
Màu thời gian hiện lên trên những câu đối, hoành phi được đặt ở những nơi trang trọng.
Màu thời gian hiện lên trên những câu đối, hoành phi được đặt ở những nơi trang trọng. Ngôi chùa này cũng có nhiều nhang vòng được đốt để cầu an.
Một góc xanh bình yên, đầy ánh sáng trong chùa.
Một góc xanh bình yên, đầy ánh sáng trong chùa.
Ba ngôi chùa cổ này nằm trong phạm vi khá hẹp nên du khách có thể di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ để vừa thưởng lãm phố phường với những căn nhà cổ dọc đường tuyệt đẹp.
Ba ngôi chùa cổ này nằm trong phạm vi khá hẹp nên du khách có thể di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ để vừa thưởng lãm phố phường với những căn nhà cổ dọc đường tuyệt đẹp.


Thành Lâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI