Về quê đi chợ là thấy hương vị tết

24/01/2020 - 11:35

PNO - Ngày cuối năm, nó hối hả đón xe về phụ má bán chợ tết. Chợ tết ngày cuối năm đủ những sắc màu, âm thanh đặc biệt.

Các cửa hàng san sát trang hoàng lung linh bắt mắt với những sản phẩm phục vụ tết. Gian hàng, kiot nào cũng chưng dọn thật đẹp, thật chỉn chu thu hút khách ngay khi ghé vào.

Dòng người tấp nập, tay xách nách mang, nào là bông hoa, bánh trái, lá dong, lá chuối, đậu xanh, thịt heo… Các chị em ríu rít gọi nhau sà qua hàng rau, ghé tới hàng bông, xem hàng bánh mứt, dạo hàng thịt tươi, kệ nệ với những món đồ mình chọn dành cho ba ngày tết.

Và má con nhà nó cũng vậy, tất bật cho những ngày tết.

“Dậy, dậy đi nhỏ, ba giờ rồi, dậy thồ hàng ra chợ với má, phụ má dọn hàng đi con. Người ta dọn xong hết rồi, giờ mà còn ngủ trề trườn ra đó. Dậy, dậy nhanh, nghe không!” - Tiếng má lanh lảnh bên tai. Con bé lồm cồm bò dậy.

Màn sương dày đặc, gió rít từng cơn, lạnh thấu xương, hai má con thồ một đống hàng chất cao quá ngưỡng đầu, lật đật ra chợ dọn hàng cho kịp khách mở hàng sớm. Hàng trăm món đồ từ bánh mứt kẹo đủ loại, hạt dưa, hạt bí, đậu, đường, dầu ăn, bột ngọt, trái cây, hành tỏi… đến cái hộp quẹt, ống vani nhỏ xíu, má dọn món nào ra món đó, tỉ mỉ, gọn gàng khách hỏi là có ngay. Thoáng chốc, hai má con đã dọn xong.

Trời sáng dần, dòng người nườm nượp chen chúc nhau, gian hàng nào cũng đông nghẹt. Quầy hàng má con nhà nó cũng vậy. Má nó luôn chân luôn tay nói luôn miệng và có siêu biệt tài tính nhanh như cái máy.

Tết nhứt khách đông vậy, chứ khách nào mua xong, má ghi ghi tính tính thoáng chốc là xong còn nó đứng cạnh bấm máy tính mà sai lên sai xuống, mắc cỡ quá, nó chỉ biết đứng đực mặt ra đó. Nhiều cô khách giỡn giỡn, “sinh viên đại học Sài Gòn mới về hả, đi học mà còn tính thua má…”. Nó gãi gãi cái đầu cười khì.

Hàng bông luôn tấp nập kẻ bán người mua. Ảnh: Internet
Hàng bông luôn tấp nập kẻ bán người mua. Ảnh: Internet

 

Dòng người bắt đầu đông dần, miệng nói tay làm, hai má con nó quay cuồng như cái máy. Nó vẫn tập trung vào công việc. Người nói người kêu, “chị lấy cho em cái này”, “con lấy cho cô cái kia”, “bánh này nhiêu ký, hạt dưa bán sao”... Nó quýnh cả lên. Nó chẳng định hình ai hỏi gì nữa, nó như cái máy phản xạ theo lập trình riêng.

Làm từ ba giờ sáng đến giờ, nó toát mồ hôi quên luôn cái không khí lạnh rét tràn về những ngày cuối năm. Nó tranh thủ thi xong học kỳ là đón xe về liền để phụ má mấy ngày này. Một mình má làm không xuể, tết nhứt cực một xíu nhưng cũng là cơ hội kiếm chút ít gởi cho nó đóng học phí. Nên má nó ham lắm.

Không riêng gì má nó, ai cũng “lợi dụng cơ hội này để kiếm ăn”, người có buồng cau, nải chuối, trái bòng trái bưởi đều đem ra chợ. Có những cụ già, nhà có mấy cái bông trang, bông thọ, họ cũng cắt đem ra chợ “góp vui”, mong sẽ bán được chút tiền sắm cho mấy đứa cháu bộ đồ mới. Người buôn kẻ bán cứ thế tấp nập, chợ không lúc nào vơi người.

Không khí nóng dần về trưa khi có một vài tia nắng le lói đâm thủng màn mây mù âm u. Chợ vẫn đông, những ngày này, chợ hoạt động nguyên ngày phục vụ nhu cầu mọi người. Hai má con nó tranh thủ ăn vội tô bún rồi bán tiếp. Nó hết chạy vòng trong rồi vòng ngoài, nhà nó gần nên cũng tiện, hết hàng là chạy về chở ra, nếu có ai tiện đường, nhắn ba nó đem ra dùm thì nó khỏe hơn.

Mà cũng ngộ, đúng là tết, mua bao nhiêu cũng thấy thiếu, mà ăn có hai mùng chứ mấy, mùng Ba là chợ lại đông lại rồi. Không biết sao, các bà các mẹ vẫn cứ muốn lo cái tết tròn đầy dư dả. Mới thấy cô nọ quẩy hai cái giỏ to đùng nào là gà vịt, bánh trái, rau củ quả, thế mà giờ lại ra chợ “tung tăng” mua tiếp. Đúng là thú vui của mấy chị em, đi chợ không thấy chán. Nhiều người kỳ kèo trả giá, hết hàng này đến quầy nọ, thế mà ai cũng đầy giỏ xách về nhà.

Mua đầy giỏ mong một năm luôn đủ đầy, sung túc. Ảnh: Internet
Mua đầy giỏ mong một năm luôn đủ đầy, sung túc. Ảnh: Internet

 

Nói chứ một năm có một lần anh em, con cháu mới tụ hội lại nhau, mua thêm chút chút cũng chẳng đáng là bao. Mong cho cái tết tròn đầy. Về quê đi chợ là thấy hương vị tết liền.

Chúc Châu

                                                                                                                                                            

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.