Về Phước Tích nghe kể chuyện làm gốm

20/03/2023 - 11:30

PNO - Được hình thành từ thế kỷ XV, nghề gốm Phước Tích được gây dựng cùng với hành trình người dân lập làng, đến nay cũng có tuổi đời hơn 500 năm.

 

Làng cổ Phước Tich cách thành phố Huế hơn 40km về hướng Bắc, Làng Phước Tích là một di sản sống vì có quần thể nhà cổ có giá trị cao được bảo tồn nguyên vẹn, có người dân làng hiện sống với nếp sống được duy trì từ ngày xưa.
Làng cổ Phước Tích, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, cách thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế) hơn 40km về hướng bắc, là một "di sản sống" vì có quần thể nhà cổ có giá trị cao được bảo tồn nguyên vẹn và nếp sống từ ngày xưa của người dân được duy trì đến nay.
làng cổ Phước Tích - ngôi làng cổ thứ hai sau làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) được công nhận là di tích cấp quốc gia (năm 2009) có nhiều di tích là nhà cổ, nhà thờ... mang vẻ đẹp của làng quê Việt hiếm có nơi nào còn được.
Làng cổ Phước Tích - ngôi làng cổ thứ hai sau làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) - được công nhận là di tích cấp quốc gia (năm 2009) có nhiều di tích là nhà cổ, nhà thờ... mang vẻ đẹp của làng quê Việt hiếm có nơi nào còn được.
Những ngôi nhà cổ với hàng chè tàu bao quanh xanh mướt như tô vẽ bức tranh làng quê thêm sinh động.
Những ngôi nhà cổ với hàng chè tàu bao quanh xanh mướt như tô vẽ bức tranh làng quê thêm sinh động.
Nghề Gốm truyền thống của làng, dù số thợ theo nghề có giảm nhưng kỹ thuật truyền thống Gốm Phước Tích thì vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay
Nói đến Phước Tích là nhớ đến nghề gốm truyền thống của làng. Những người con Phước Tích luôn tự hào về quê cha đất tổ, với nghề gốm nổi danh và những ngôi nhà rường đã mấy trăm năm tuổi nay trở thành không gian trải nghiệm cho du khách. 
Người Huế vẫn còn nhớ câu: “Om Phước Tích ngon cơm hoàng đế/ Sen Hà Trì quý thể Phú Xuân” để nói về những của ngon vật lạ, món đồ quý hiếm của đất kinh thành, trong đó có om - nồi đất của làng Phước Tích dùng để nấu cơm của vua chúa.
Người Huế có câu: “Om Phước Tích ngon cơm hoàng đế/ Sen Hà Trì quý thể Phú Xuân” để nói về những của ngon vật lạ, món đồ quý hiếm của đất kinh thành, trong đó có om ngự - nồi đất của làng Phước Tích dùng để nấu cơm của vua chúa.
Gốm Phước Tích nổi tiếng với dòng gốm không men, bền, bóng mịn và tinh xảo, dễ nhận biết ngay bởi màu nâu đen của đất sét nâu nung qua lửa
Gốm Phước Tích nổi tiếng với dòng gốm không men, bền, bóng mịn và tinh xảo, dễ nhận biết ngay bởi màu nâu đen của đất sét nâu nung qua lửa. Hiện nay, dù số thợ theo nghề có giảm nhưng kỹ thuật truyền thống gốm Phước Tích vẫn không thay đổi.
Trong làng, từ đình, đền, miếu, mạo tới mỗi ngôi nhà giống như một không gian trưng bày đồ gốm với nhiều đồ gốm trang trí, bộ gốm cổ lư truyền mấy đời tới những vật dụng hàng ngày như chậu, niêu, âm, tộ, cối tiêu, bình vôi, chum, ghè...
Trong làng, từ mỗi ngôi nhà đến đình, đền, miếu giống như một không gian trưng bày đồ gốm với nhiều đồ gốm trang trí, bộ gốm cổ lưu truyền mấy đời tới những vật dụng hàng ngày như chậu, niêu, ấm, tộ, cối tiêu, bình vôi, chum, ghè...
Du khách đến làng, ngoài tìm hiểu về những sản phẩm “độc” và “lạ” gắn với tên tuổi làm nên thương hiệu gốm Phước Tích còn được tham gia vào nhồi nặn, trang trí cho các vật dụng đơn giản như ống đựng tiền tiết kiệm, tu huýt, tò he... và nghe nghệ nhân kể về hành trình hồi sinh, giữ lửa làng nghề.
Du khách đến làng, ngoài tìm hiểu về những sản phẩm “độc” và “lạ” gắn với tên tuổi làm nên thương hiệu gốm Phước Tích còn được tham gia nhồi nặn, trang trí cho các vật dụng đơn giản như ống đựng tiền tiết kiệm, tu huýt, tò he... và nghe nghệ nhân kể về hành trình hồi sinh, giữ lửa làng nghề.
Các sản phẩm gốm cổ đều được làm bằng tay và đun bằng củi trong các lò sấp, lò ngửa.
Các sản phẩm gốm cổ đều được làm bằng tay và đun bằng củi trong các lò sấp, lò ngửa.
Phước Tích từng có nghề gốm thịnh hành là thế, trên bến dưới thuyền buôn bán tấp nập là thế mà giờ đây cả làng chỉ còn một xưởng gốm. Xưởng nằm cạnh lò gốm cũ đối diện bến Lò do ông Lương Thanh Hiền (50 tuổi) tái lập. Ông Hiền vì duyên nợ với nghề gốm mà sau bao năm bôn ba ở xứ người đã về quê, quyết chí học, giữ và truyền nghề.
Phước Tích từng có nghề gốm thịnh hành, trên bến dưới thuyền buôn bán tấp nập, nhưng giờ đây cả làng chỉ còn 1 xưởng gốm. Xưởng nằm cạnh lò gốm cũ đối diện bến Lò do nghệ nhân gốm Lương Thanh Hiền (52 tuổi) tái lập. Ông Hiền vì duyên nợ với nghề gốm mà sau bao năm bôn ba ở xứ người đã về quê, quyết chí học, giữ và truyền nghề.
Ông Lương Thanh Hiền nghệ nhân làm gốm tại Phước Tích cho hay làng gốm có từ khoảng năm 1470 và rất hưng thịnh. Cho đến năm 1989 thì nghề gốm mai một dần. 'Đồ gốm ở đây mang tính dân dụng như: Om, niêu, nồi để nấu cơm. Sau này đồ nhôm nhựa tràn vào Việt Nam thì gốm Phước Tích bị mai một. Chỉ còn những người lớn tuổi và một số nghệ nhân còn giữ nghề,' ông Hiền chia sẻ
Ông Lương Thanh Hiền cho hay, làng gốm có từ khoảng năm 1470 và rất hưng thịnh. Cho đến năm 1989 thì nghề gốm mai một dần. "Đồ gốm ở đây mang tính dân dụng như: om, niêu, nồi để nấu cơm. Sau này đồ nhôm nhựa tràn vào Việt Nam thì gốm Phước Tích bị mai một. Chỉ còn những người lớn tuổi và một số nghệ nhân còn giữ nghề" - ông Hiền chia sẻ.
Gốm Phước Tích là mặt hàng gia dụng được bán đi khắp vùng.
Gốm Phước Tích là mặt hàng trang trí, gia dụng mang tính thẩm mỹ cao được bán đi khắp các tỉnh Bắc - Trung - Nam.

Các sản phẩm gốm Phước Tích có mẫu mã đa dạng.
Các sản phẩm gốm Phước Tích có mẫu mã đa dạng.
Phong cảnh hữu tình của vùng quê bên sông nước yên ả, những ngôi nhà vườn cổ kính, thanh bình và những trải nghiệm làng nghề đã khiến mọi người đều thích thú.
Phong cảnh hữu tình của vùng quê bên dòng Ô Lâu, những ngôi nhà vườn cổ kính, thanh bình và những trải nghiệm làng nghề gốm đã khiến mọi người đều thích thú khi về thăm làng cổ Phước Tích.
Đặc biệt khi đến Phước Tích du khách đừng quên đến cây thị 500 tuổi. Từ lâu, cây thị là điểm tham quan thu hút nhiều người. Đặc biệt, từ năm 2015, cây thị được công nhận là cây di sản, sức hút của nó ngày càng lớn hơn.
Đặc biệt khi đến Phước Tích du khách đừng quên đến thăm cây thị 500 tuổi. 
Từ lâu, cây thị là điểm tham quan thu hút nhiều người. Đặc biệt, từ năm 2015, cây thị được công nhận là cây di sản, sức hút của nó ngày càng lớn hơn.
Từ lâu, cây thị là điểm tham quan thu hút nhiều người. Đặc biệt, từ năm 2015, cây thị được công nhận là cây di sản, sức hút của nó ngày càng lớn hơn.

Thuận Hóa

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=