Về Ninh Thuận thăm làng gốm người Chăm cổ nhất Đông Nam Á

05/10/2024 - 13:42

PNO - Làng gốm Bàu Trúc của người Chăm ở Ninh Thuận là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến tận bây giờ.

Làng gốm Bàu Trúc toạ lạc ngay trung tâm thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận; ngay cạnh QL1A và cách trung tâm tỉnh lỵ Phan Rang khoảng tầm 10km về phía nam.
Làng gốm Bàu Trúc tọa lạc ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận; ngay cạnh quốc lộ 1A và cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km về phía nam.

Theo dân gian truyền tụng, ông tổ nghề gốm Bàu Trúc là Po K’long Chank, là một người bạn thân, đồng thời cũng là quan cận thần của vua Po K’long Garai (1151-1205). Tương truyền, gần ngàn năm trước chính Po K’long Chank đã dạy người dân Bàu Trúc cách lấy đất, nặn rồi nung thành những vật gia dụng.
Theo dân gian, ông tổ nghề gốm Bàu Trúc là Po K’long Chank, là một người bạn thân, đồng thời cũng là quan cận thần của vua Po K’long Garai (1151-1205). Tương truyền, gần ngàn năm trước chính Po K’long Chank đã dạy người dân Bàu Trúc cách lấy đất, nặn rồi nung thành những vật gia dụng.

Nghề làm gốm ở đây chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm, đàn ông làm những việc nặng nhọc hơn là đào đất, nung gốm và gánh gốm hoặc chở đi bán. Theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ Bàu Trúc lớn lên là đã được mẹ hướng dẫn làm gốm và cứ thế, đời nối đời “mẹ truyền con nối” lưu truyền đến ngày nay.
Nghề làm gốm ở đây chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm, đàn ông làm những việc nặng nhọc hơn là đào đất, nung gốm và gánh gốm hoặc chở đi bán. Theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ Bàu Trúc lớn lên là đã được mẹ hướng dẫn làm gốm và cứ thế, đời nối đời “mẹ truyền con nối” lưu truyền đến ngày nay.

Khác với các làng gốm trên cả nước đã áp dụng nhiều công nghệ vào sản xuất, dùng bàn xoay để nặn sản phẩm, men để trang trí hay dùng công nghệ nung trong lò sử dụng điện, ga… thì gốm Bàu Trúc vẫn được sản xuất một cách thủ công nhất như gần ngàn năm nay đã làm.
Khác với các làng gốm trên cả nước đã áp dụng nhiều công nghệ vào sản xuất, dùng bàn xoay để nặn sản phẩm, men để trang trí hay dùng công nghệ nung trong lò sử dụng điện, ga… thì gốm Bàu Trúc vẫn được sản xuất một cách thủ công nhất như gần ngàn năm nay đã làm.

Bà Trượng Thị Gạch (80 tuổi) nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc chia sẻ: Ở đây làm gốm tất cả đều bằng tay; “làm bằng tay, xoay bằng mông”.  Theo đó, người thợ gốm đi giật lùi, tay trong thì ép, tay ngoài xoa biến những khối đất vô tri, vô giác thành các sản phẩm gốm độc đáo.
Bà Trượng Thị Gạch (80 tuổi) nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc chia sẻ: Ở đây làm gốm tất cả đều bằng tay; “làm bằng tay, xoay bằng mông”. Theo đó, người thợ gốm đi giật lùi, tay trong thì ép, tay ngoài xoa biến những khối đất vô tri, vô giác thành các sản phẩm gốm độc đáo.

Bà Gạch biết làm gốm từ năm 20 tuổi, do mẹ bà truyền lại. Bà kể trước đây bà có thể làm tất cả các loại sản phẩm lớn bé như lu, khương, nồi…Nhưng nay lớn tuổi và tay yếu nên chỉ làm mấy sản phẩm nhỏ phục vụ du lịch.
Bà Gạch biết làm gốm từ năm 20 tuổi, do mẹ bà truyền lại. Bà kể, trước đây bà có thể làm tất cả các loại sản phẩm lớn bé như lu, nồi… Nhưng nay lớn tuổi và tay yếu nên chỉ làm mấy sản phẩm nhỏ phục vụ du lịch.

Nhà có 5 người con gái nhưng hiện nay không người con nào theo giữ nghề làm gốm. Mấy đứa đều đi làm công ty hoặc ở nhà làm các công việc khác nên tôi ra làm với hợp tác xã. Vừa có thêm đồng ra đồng vào ăn trầu mà lại đỡ nhớ nghề.
Bà có 5 người con gái nhưng hiện nay không người con nào theo giữ nghề làm gốm. "Mấy đứa đều đi làm công ty hoặc ở nhà làm các công việc khác nên tôi ra làm với hợp tác xã. Vừa có thêm đồng ra đồng vào ăn trầu vừa đỡ nhớ nghề" - bà chia sẻ.

Ông Phú Hữu Minh Thuần – Chủ nhiệm HTX Gốm Chăm Bàu Trúc – chia sẻ: Khác với các nơi khác, gốm Bàu Trúc là độc bản và mang đậm nét văn hóa Chăm. Mỗi sản phẩm gốm ở đây mang trong đó hơi thở văn hoá của vùng đất, được thổi vào bằng tâm hồn của người nghệ nhân.
Ông Phú Hữu Minh Thuần - Chủ nhiệm Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc - chia sẻ: Khác với các nơi khác, gốm Bàu Trúc là độc bản và mang đậm nét văn hóa Chăm. Mỗi sản phẩm gốm ở đây mang trong đó hơi thở văn hóa của vùng đất, được thổi vào bằng tâm hồn của người nghệ nhân.

Mặc dù được chế tác thủ công, nhưng tất cả đều mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc. Hoa văn trang trí trên gốm Bàu Trúc là những đường chạm khắc hay đắp nổi mang đậm nét văn hóa Chăm Pa, nhưng người thợ hầu như không cần bản vẽ, họ tự do phóng khoáng gửi tâm hồn mình vào trong từng nét khắc hoa văn…
Mặc dù được chế tác thủ công, nhưng tất cả đều mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc. Hoa văn trang trí trên gốm Bàu Trúc là những đường chạm khắc hay đắp nổi mang đậm nét văn hóa Chăm Pa, nhưng người thợ hầu như không cần bản vẽ, họ tự do phóng khoáng gửi tâm hồn mình vào trong từng nét khắc hoa văn…

Gốm Chăm Bàu Trúc truyền thống có màu sắc vàng đỏ, đỏ hồng, xen lẫn những vệt nâu, đen xám, đấy là những màu đặc trưng kết tinh từ đất, nước qua lửa nung khoảng trên dưới 500 độ.
Gốm Chăm Bàu Trúc truyền thống có màu sắc vàng đỏ, đỏ hồng, xen lẫn những vệt nâu, đen xám, đấy là những màu đặc trưng kết tinh từ đất, nước qua lửa nung khoảng trên dưới 500 độ.

Theo ông Thuần, hiện khách du lịch về tham quan Bàu Trúc ngày mỗi đông; lúc cao điểm khoảng 3.000 khách/ngày; trung bình mỗi ngày khoảng 500 khách.
Theo ông Thuần, hiện khách du lịch về tham quan Bàu Trúc ngày mỗi đông; lúc cao điểm khoảng 3.000 khách/ngày; trung bình mỗi ngày khoảng 500 khách.

HTX hiện có khoảng 40 hội viên, bình quân thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng, người có tay nghề cao thì thu nhập cao hơn.
Hợp tác xã hiện có khoảng 40 hội viên, bình quân thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng, người có tay nghề cao thì thu nhập cao hơn. Trong ảnh là nghệ nhân Đặng Thị Liễu (60 tuổi) đang nặn bình hoa.

Hiện, làng Bàu Trúc có khoảng 600 hộ dân, trong đó có khoảng trên dưới 100 nhà còn làm gốm. Những gia đình có địa thế thuận lợi thì mở luôn showroom trưng bày, bán hàng.
Hiện, làng Bàu Trúc có khoảng 600 hộ dân, trong đó có khoảng trên dưới 100 nhà còn làm gốm. Những gia đình có địa thế thuận lợi thì mở luôn showroom trưng bày, bán hàng.

Ngoài các sản phẩm gia dụng, bây giờ tới các cơ sở gốm ở đây Bàu Trúc đã chuyển qua làm gốm mỹ nghệ với rất nhiều mẫu mã từ các loại bình hoa, ấm nước cho đến nồi niêu, chum vại…
Ngoài các sản phẩm gia dụng, các cơ sở gốm ở Bàu Trúc đã chuyển qua làm gốm mỹ nghệ với rất nhiều mẫu mã từ các loại bình hoa, ấm nước cho đến nồi niêu, chum vại…

Đặc biệt ở đây có những tháp Chăm, tượng mô phỏng các vị thần của tôn giáo Balamon như Brahma, Vinus, Shiva… hay tượng nữ thần Apsara độc đáo. Kích thước thì từ nhỏ như ngón tay, tới các phù điêu lớn để trang trí trên các công trình kiến trúc ngoài trời.
Đặc biệt ở đây có những tháp Chăm, tượng mô phỏng các vị thần của tôn giáo Balamon như Brahma, Vinus, Shiva… hay tượng nữ thần Apsara độc đáo. Kích thước thì từ nhỏ như ngón tay, tới các phù điêu lớn để trang trí trên các công trình kiến trúc ngoài trời.

Với những giá trị được ghi nhận từ nghệ thuật làm gốm của người Chăm, ngày 29/11/2022, tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.
Với những giá trị được ghi nhận từ nghệ thuật làm gốm của người Chăm, ngày 29/11/2022, tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.

Để phát triển thương hiệu gốm Bàu Trúc, ông Phú Hữu Minh Thuần cho biết còn nhiều việc cần các cấp ngành chức năng cần quan tâm. Theo đó, hiện nay rất khó khăn về nguồn nguyên liệu từ đất sét đến các vật liệu đốt để nung, cần phải có quy hoạch. Đồng thời, cần phải có chính sách đào tạo thế hệ trẻ để tiếp nối và bảo tồn nghề làm gốm. Ngoài ra, cần phải đầu tư về cơ sở hạ tầng, có không gian cho làng nghề phát triển; tăng cường kết nối quảng bá cho làng gốm thay vì để tự các cơ sở phải xoay xở.
Để phát triển thương hiệu gốm Bàu Trúc, ông Phú Hữu Minh Thuần cho biết còn nhiều việc cần các cấp ngành chức năng quan tâm.

Theo đó, hiện nay rất khó khăn về nguồn nguyên liệu từ đất sét đến các vật liệu đốt để nung, cần phải có quy hoạch. Đồng thời, cần phải có chính sách đào tạo thế hệ trẻ để tiếp nối và bảo tồn nghề làm gốm. Ngoài ra, cần phải đầu tư về cơ sở hạ tầng, có không gian cho làng nghề phát triển; tăng cường kết nối quảng bá cho làng gốm thay vì để tự các cơ sở phải xoay xở.
Theo đó, hiện nay rất khó khăn về nguồn nguyên liệu từ đất sét đến các vật liệu đốt để nung, cần phải có quy hoạch.

Đồng thời, cần phải có chính sách đào tạo thế hệ trẻ để tiếp nối và bảo tồn nghề làm gốm. Ngoài ra, cần phải đầu tư về cơ sở hạ tầng, có không gian cho làng nghề phát triển; tăng cường kết nối quảng bá cho làng gốm thay vì để tự các cơ sở phải xoay xở.
Đồng thời, cần phải có chính sách đào tạo thế hệ trẻ để tiếp nối và bảo tồn nghề làm gốm. Ngoài ra, cần phải đầu tư về cơ sở hạ tầng, có không gian cho làng nghề phát triển; tăng cường kết nối quảng bá cho làng gốm thay vì để tự các cơ sở phải xoay xở.

Lê Đình Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI