Về ngôi nhà trăm cột thưởng thức bữa trưa của ông Hội Đồng

10/08/2020 - 14:07

PNO - Cô Ngỏ, cháu dâu đời thứ 3 của ngôi nhà kể: "Ngày nay, các món ăn có thể không quá sang trọng hay cầu kỳ nhưng gần 100 năm trước thì khác".

nhà trăm cột
Tọa lạc tại ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà trăm cột là công trình kiến trúc đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia năm 1997, cũng là một trong những điểm tham quan thu hút du khách của vùng đất này.
nhà trăm cột
Chủ nhân đời đầu của ngôi nhà là ông Trần Văn Hoa, hương sư của làng Long Hựu, tỉnh Gia Định, sau đó làm Hội đồng quản hạt Chợ Lớn, vì thế tên gọi ban đầu là nhà ông Hội Đồng, hoặc nhà ông Cả.
nhà trăm cột
Theo ghi chép để lại, nhà trăm cột được xây dựng từ năm 1898- 1904 với chi phí khoảng 15 ngàn đồng thời đó. 
nhà trăm cột
Ban đầu, nhà có 160 cột, diện tích xây dựng gần 900m2, nhưng bây giờ ngôi nhà còn 120 cột. 
nhà trăm cột
Nhà trăm cột có kiến trúc kiểu xuyên trính (còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường) điển hình của kiến trúc nhà giàu ở Nam bộ vào cuối thế kỷ XIX.
ttj
Nhà làm bằng các loại gỗ cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật; mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Một số khu vực nay đã xuống cấp.
nhà trăm cột
Kết cấu của ngôi nhà gồm nhà chính có 3 gian 6 chái, phần trước được thiết kế kiểu “ngoại khách nội tự”; phần sau và các chái để ở và sinh hoạt, phòng ăn nhà bếp; sân sau diện tích 100m² nằm gọn trong tòa nhà phía sau có 2 dãy lu chứa nước…
Bà Trần Thị Ngỏ, chủ nhân ngôi nhà là cháu dâu đời thứ ba ông Trần Văn Hoa – người xây dựng Nhà Trăm Cột, cho biết, “Kết cấu ngôi nhà xây dựng theo lối nhà Rường xuyên trính đặc trưng của xứ Huế, khung sườn nhà không sử dụng hàng cột cái ở giữa mà từng cặp cột cái nối liền với nhau theo chiều ngang nhà và được đóng chặt bằng một thanh gỗ xuyên ngang. Đây là ưu điểm của ngôi nhà với bộ khung luôn chắc chắn và không gian trong nhà thoáng đãng khi không có hàng cột ở giữa. Đặc biệt, trang trí trong kiến trúc của Nhà Trăm Cột đã cho thấy nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân ngày trước ở vào trình độ bậc cao qua cách bố cục, thể hiện đề tài cũng như xử lý kỹ thuật. Toàn bộ hệ thống vì kèo, xuyên được chạm khảm, chạm nổi, chạm lọng rất công phu qua các đề tài “vân hóa long”, “tứ thời”, “dây lá hóa” mang đặc trưng của Huế. Các gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm mỹ của công trình mà người xưa đã gửi gắm trên từng nét chạm. Đó là một tập hợp đa dạng, phong phú các đề tài cổ điển như “tứ linh (long-lân-quy-phượng)”, “tứ tiết (mai-lan-cúc-trúc”, “bát quả”; các mô típ thể hiện Phúc – Lộc – Thọ bên cạnh các đề tài phương Tây như hoa hồng, sóc – nho cùng các yếu tố Nam bộ như mãng cầu, bình bát, khế, măng cụt. Tất cả đã được các nghệ nhân thể hiện công phu trên các vách ngăn, vách lá gió, bàn thờ, bàn tròn, bàn dài…một cách điêu luyện và tài tình.
Bà Trần Thị Ngỏ, chủ nhân ngôi nhà và là cháu dâu đời thứ ba của ông Trần Văn Hoa cho biết: “Toàn bộ hệ thống kèo, xuyên được chạm khảm, chạm nổi, chạm lọng rất công phu qua các đề tài “vân hóa long”, “tứ thời”, “dây lá hóa” mang đặc trưng của Huế".
nhà trăm cột
Tiếp khách đến tham quan nhà, bà đon đả mời bữa ăn với sự nhiệt thành, không câu nệ của người miềnTây. "Ngày nay, các món ăn có thể dân dã và bình dị, nhưng ngày trước, chỉ những người giàu có, chức sắc trên bàn mới có những món này", bà nói.
nhà trăm cột
Bữa trưa phong phú với thịt gà, tôm, cá kèo và rau luộc được chế biến theo khẩu vị của ngày trước. Thức ăn có vị thanh, nhẹ nhưng vẫn có sức hút nhất định. 
Thưởng thức những món ăn xa  xỉ ngày trước trong không gian hoài cổ, trong những cơn gió mát rượi từ kênh, mỗi người như trở về ngày của những năm hồi đó, cảm giác như mình trở thành một ông hội đồng ngạo nghễ.
Thưởng thức những món ăn "xa xỉ" ngày trước trong không gian hoài cổ, trong những cơn gió mát rượi từ kênh, đó là một trải nghiệm thú vị.

An Huỳnh

Ảnh: Nguyễn Minh Mẫn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI