Về miền hoa gạo bung nở đỏ cả núi rừng xứ Nghệ

30/03/2025 - 16:14

PNO - Hàng chục cây gạo cổ thụ nằm san sát nhau bung nở hoa đỏ rực một góc trời tạo nên một vẻ đẹp hiếm có ở miền tây xứ Nghệ, thu hút nhiều du khách về check-in.

Clip: Đường vào sân vận động xã Tam Đỉnh đỏ rực khi hoa gạo bung nở
Xã Tam Đỉnh (huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) nằm bên tả ngạn sông Lam, bốn bề sông núi và đồng ruộng, cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Tháng Ba, những cây gạo cổ thụ bung nở đỏ rực như mời gọi du khách về với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ của vùng bán sơn địa này.
Xã Tam Đỉnh (huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) nằm bên tả ngạn sông Lam, bốn bề sông núi và đồng ruộng, cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Tháng Ba, những cây gạo cổ thụ bung nở đỏ rực như mời gọi du khách về với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ của vùng bán sơn địa này.
Xã Tam Đỉnh có hàng trăm cây gạo, song nổi bật nhất vẫn là con đường làng dẫn vào sân vận động trung tâm xã khi có tới hàng chục cây gạo cổ thụ dọc bên đường. Nhìn từ xa, hoa gạo bung nở tạo nên những vệt đỏ rực, nổi bật trước dãy núi đá vôi.
Xã Tam Đỉnh có hàng trăm cây gạo, song nổi bật nhất vẫn là con đường làng dẫn vào sân vận động trung tâm xã khi có tới hàng chục cây gạo cổ thụ dọc bên đường. Nhìn từ xa, hoa gạo bung nở tạo nên những vệt đỏ rực, nổi bật trước dãy núi đá vôi.
Hoa gạo (còn gọi là hoa mộc miên) có 5 cánh lớn màu đỏ tươi, không khó để bắt gặp ở các miền quê Bắc Bộ. Cứ độ tháng Ba âm lịch, cây gạo lại cho hoa đỏ rực cả một vùng trời, nở bung ra và rụng xuống đỏ gốc cây.
Hoa gạo (còn gọi là hoa mộc miên) có 5 cánh lớn màu đỏ tươi, không khó để bắt gặp ở các miền quê Bắc Bộ. Cứ độ tháng Ba âm lịch, cây gạo lại cho hoa đỏ rực cả một vùng trời, nở bung ra và rụng xuống đỏ gốc cây.
Cây gạo là họ thân gỗ, tán tròn. Vào mùa hoa, cây trút lá rồi bung nở rực rỡ khiến những con đường làng trở nên thơ mộng hơn trong nắng xuân.
Cây gạo là họ thân gỗ, tán tròn. Vào mùa hoa, cây trút lá rồi bung nở rực rỡ khiến những con đường làng trở nên thơ mộng hơn trong nắng xuân.
“Bức tranh” thơ mộng này gần đây trở thành điểm tham quan, check-in lý tưởng của nhiều du khách thập phương mỗi độ tháng Ba về - Ảnh: Rạng Đông
“Bức tranh” thơ mộng này gần đây trở thành điểm tham quan, check-in lý tưởng của nhiều du khách thập phương mỗi độ tháng Ba về - Ảnh: Rạng Đông
Du khách trong trang phục áo dài truyền thống, trang phục của đồng bào Thái thỏa sức vui đùa, tạo dáng bên hàng cây gạo đỏ rực - Ảnh: Rạng Đông
Du khách trong trang phục áo dài truyền thống, trang phục của đồng bào Thái thỏa sức vui đùa, tạo dáng bên hàng cây gạo đỏ rực - Ảnh: Rạng Đông

Du khách ghi lại những “bức tranh” thơ mộng bên hàng cây gạo cổ thụ. “Ngắm nhìn khung cảnh làng quê như này tôi thấy thực sự bình yên, tinh thần cũng nhẹ nhõm thư thái hơn hẳn” - anh Nguyễn Văn Phê (trú thành phố Vinh) nói.
Du khách ghi lại những “bức tranh” thơ mộng bên hàng cây gạo cổ thụ. “Ngắm nhìn khung cảnh làng quê như này tôi thấy thực sự bình yên, tinh thần cũng nhẹ nhõm thư thái hơn hẳn” - anh Nguyễn Văn Phê (trú thành phố Vinh) nói.
“Bao giờ đom đóm bay ra/Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”, bà Nguyễn Thị Quỳnh (65 tuổi, trú xã Tam Đỉnh) nói và cho biết, cây gạo có nhiều kỷ niệm đẹp với người dân nơi đây. Từ xa xưa, cha ông họ đã quan niệm hoa gạo là tín hiệu để nhận biết sự giao mùa và đổi giống cây trồng cho phù hợp.
“Bao giờ đom đóm bay ra/Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng” - bà Nguyễn Thị Quỳnh (65 tuổi, trú xã Tam Đỉnh) nói và cho biết, cây gạo có nhiều kỷ niệm đẹp với người dân nơi đây. Từ xa xưa, cha ông họ đã quan niệm hoa gạo là tín hiệu để nhận biết sự giao mùa và đổi giống cây trồng cho phù hợp.
Xưa kia, xã Tam Đỉnh cô lập hoàn toàn với bên ngoài khi bị dòng sông Lam ngăn cách. Để ra ngoài, họ buộc phải đi đò vượt sông Lam. “Mỗi lúc chờ đò hay đi công việc về, người dân đều nán lại dưới những gốc cây gạo cạnh bến đò nghỉ ngơi, trò chuyện với nhau. Giờ đã có cầu bắc qua sông Lam, bến đò của những ngày gian khổ chỉ còn trong ký ức, nhưng những cây gạo vẫn còn đó” - bà Quỳnh nói.
Xưa kia, xã Tam Đỉnh cô lập hoàn toàn với bên ngoài khi bị dòng sông Lam ngăn cách. Để ra ngoài, họ buộc phải đi đò vượt sông Lam. “Mỗi lúc chờ đò hay đi công việc về, người dân đều nán lại dưới những gốc cây gạo cạnh bến đò nghỉ ngơi, trò chuyện với nhau. Giờ đã có cầu bắc qua sông Lam, bến đò của những ngày gian khổ chỉ còn trong ký ức, nhưng những cây gạo vẫn còn đó” - bà Quỳnh nói.
Phần lớn cây gạo ở xã Tam Đỉnh đều mọc tự nhiên. Nhiều gốc gạo cổ thụ đã có tuổi đời hàng chục năm, đường kính thân 5-6 người ôm.
Phần lớn cây gạo ở xã Tam Đỉnh đều mọc tự nhiên. Nhiều gốc gạo cổ thụ đã có tuổi đời hàng chục năm, đường kính thân 5-6 người ôm.
Từ năm 2024, xã Tam Đỉnh tổ chức Lễ hội hoa gạo nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp đất và người Đỉnh Sơn, kích cầu du lịch, tăng nguồn thu cho người dân địa phương. Lễ hội được tổ chức vào từ ngày 12-15/3 hàng năm, thu hút hàng ngàn du khách.
Từ năm 2024, xã Tam Đỉnh tổ chức lễ hội hoa gạo nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp đất và người Đỉnh Sơn, kích cầu du lịch, tăng nguồn thu cho người dân địa phương. Lễ hội được tổ chức vào từ ngày 12-15/3 hàng năm, thu hút hàng ngàn du khách.
Ông Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch UBND xã Tam Đỉnh - cho biết, xã này hiện có hơn 300 cây gạo, trong đó có 50 cây từ 50 đến hơn 100 năm tuổi. Hiếm có nơi nào lại sở hữu cây gạo nhiều như ở xã Tam Đỉnh. Hiện chính quyền địa phương và người dân đang tiếp tục trồng thêm hàng chục cây gạo dọc bên các tuyến đường để có thể “phủ đỏ” các ngả đường mỗi dịp tháng Ba, tạo thêm sức hút cho lễ hội.
Ông Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch UBND xã Tam Đỉnh - cho biết, xã này hiện có hơn 300 cây gạo, trong đó có 50 cây từ 50 đến hơn 100 năm tuổi. Hiếm có nơi nào lại sở hữu cây gạo nhiều như ở xã Tam Đỉnh. Hiện chính quyền địa phương và người dân đang tiếp tục trồng thêm hàng chục cây gạo dọc bên các tuyến đường để có thể “phủ đỏ” các ngả đường mỗi dịp tháng Ba, tạo thêm sức hút cho lễ hội.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI