Vẻ đẹp phụ nữ qua bàn tay tài hoa của 100 nữ họa sĩ

02/03/2024 - 20:16

PNO - Tại triển lãm "Miền nhớ", công chúng được ngắm nhìn nhiều tranh khắc họa vẻ đẹp của phụ nữ, qua sự thể hiện của chính những họa sĩ nữ.

 

Triển lãm Miền nhớ khai mạc tại Hội Mỹ thuật TPHCM (quận 3, TPHCM) vào chiều 2/3. đây là triển lãm thường niên được tổ chức nhằm chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.
Triển lãm Miền nhớ khai mạc tại Hội Mỹ thuật TPHCM (quận 3, TPHCM) vào chiều 2/3. Đây là triển lãm thường niên nhằm kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Triển lãm quy tụ 135 tác phẩm
Triển lãm quy tụ 135 tác phẩm, đến từ 100 nữ họa sĩ. Chất liệu đa dạng như: sơn mài, sơn dầu, acrylic, pastel, lụa, màu nước... Trong ảnh là tranh sơn mài Họp chợ của họa sĩ Phan Uyên Thư, tái hiện một phiên chợ vùng cao với sự tham gia của nhiều phụ nữ. 
Tranh sơn mài Miền an nhiên của hoạ sĩ Nguyễn Anh Đào gây ấn tượng bởi nét vẽ mềm mại, những gam màu nổi bật.
Tranh sơn mài Miền an nhiên của họa sĩ Nguyễn Anh Đào gây ấn tượng bởi nét vẽ mềm mại, những gam màu nổi bật phối hài hòa với những tông màu trầm. Chị hiện là chủ nhiệm CLB Họa sĩ nữ. Họa sĩ Anh Đào cho biết, các tác phẩm thể hiện sự đa dạng, sự phát triển của nghệ thuật mà phái nữ mang đến, đồng thời tôn vinh vai trò và đóng góp của phụ nữ trong xã hội. Triển lãm có thể truyền cảm hứng và khích lệ phụ nữ khám phá và phát triển tiềm năng của mình. 
Hoạ sĩ Hoàng Thuỳ Dương mang đến tác phẩm Bên thềm xuân,
Họa sĩ Hoàng Thùy Dương mang đến tác phẩm Bên thềm xuân, thể hiện vẻ đẹp của phụ nữ trong tà áo dài hiện đại giữa khung cảnh mùa xuân rực rỡ. Các tác phẩm có thể khác nhau về nội dung, nhưng mang tinh thần chung: xây dựng sự kết nối và tương tác xã hội, thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm đến cộng đồng.  
Tác phẩm sơn mài Trong vườn của hoạ sĩ Dương Thị Thuý Hiền mang đến cảm giác bình an, thoải mái cho người xem. trong chặng hành trình đi về phía ngày mai cũng thường hay mang theo cho mình chiếc ba lô đựng đầy những hoài niệm, những giấc mơ mờ xa tuổi nhỏ. Đó là miền nhớ của mỗi người. Một miền nhớ riêng nằm gọn trong ký ức của một người ngoài đời xông pha, biết cách lắng nghe và lưu giữ những kỷ niệm của những nơi mình qua. Những niềm vui, nỗi buồn, những nụ cười, nước mắt. Tất cả đã dệt thành miền nhớ được các chị lưu giữ vào trong những bức tranh của riêng mình. Đó không chỉ là kỷ niệm mà còn là những gì thiêng liêng nhất mà các chị em phụ nữ vẫn nâng niu và gìn giữ cho mình và cuộc đời.
Tác phẩm sơn mài Trong vườn của họa sĩ Dương Thị Thuý Hiền mang đến cảm giác bình an, thoải mái cho người xem. Tên Miền nhớ mang ý nghĩa trong hành trình đi về phía trước ai cũng mang theo những hoài niệm. Những niềm vui, nỗi buồn, những nụ cười, nước mắt được dệt thành miền nhớ khiến ai cũng nâng niu, giữ gìn. 
Tác phẩm tranh lụa Thơ ngây của hoạ sĩ Đỗ Quyên
Tranh lụa Thơ ngây của họa sĩ Đỗ Quyên với những gam màu ngọt ngào càng tôn lên sự mềm mại cho tác phẩm. Các họa sĩ mong muốn qua tác phẩm có thể truyền cho nhau năng lượng tích cực để giúp mỗi người sống bình an, hạnh phúc hơn. 
Tuổi mộng là tác phẩm của hoạ sĩ Hoàng Anh, bằng chất liệu sơn mài.
Tuổi mộng là tác phẩm của họa sĩ Hoàng Anh, bằng chất liệu sơn mài. Gam màu nâu, vàng được phối hợp hài hòa, kết hợp cách xử lý độc đáo giúp tranh bắt mắt hơn. 
Tác phẩm Tình yêu ở lại của hoạ sĩ Tiểu Tân cũng gây chú ý tại triển lãm. Chị kết hợp tranh và trưng bày nặng,
Tác phẩm Tình yêu ở lại của họa sĩ Tiểu Tân cũng gây chú ý tại triển lãm. Chị bày tranh bên cạnh chiếc nạng và đôi giày, gợi lên nhiều suy nghĩ cho người xem. 
Trong tác phẩm “Tình yêu ở lại” là vợ chồng chú Nắm - cô Hồng- 2 cựu chiến binh thời chống Mỹ. Vợ chồng ông bà quen và yêu nhau trong một lần hành quân ở chiến trường Bình Giã 1964. Thời chiến tranh loạn lạc nên rồi mỗi người một nơi, ông thuộc đơn vị thông tin liên lạc, bà thuộc đơn vị vận tải lương thực và vũ khí. Chiến dịch Mậu Thân nổ ra, cả hai đều bị thương tật trong quá trình kháng chiến, họ đã những tưởng rằng cả đời này không còn có thể gặp lại sau nhiều năm tháng bặt vô âm tín. Thật bất ngờ, vào năm 1970, ông bà hội ngộ ở một địa điểm và trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt: Trại làm chân giả tại Hà Nội. Hai người chiến sĩ đều bị mất một chân trên những mặt trận khác nhau, họ nối lại tình xưa và sống với nhau hạnh phúc đến bây giờ.  Hoạ sĩ Tiểu Tân biết đến câu chuyện xúc động của họ và cảm thấy rất trân trọng khi được vẽ lại tình yêu chân phương, sâu thẳm đó bằng ngôn ngữ hội hoạ của riêng mình. Là tình-đơn-sơ-như-lụa...
Tình yêu ở lại khắc họa mối tình của vợ chồng chú Nắm - cô Hồng- 2 cựu chiến binh thời chống Mỹ. Họ gặp và yêu nhau trong một lần hành quân ở chiến trường Bình Giã, năm 1964. Thời chiến tranh loạn lạc, mỗi người một nơi. Chiến dịch Mậu Thân nổ ra, cả hai đều bị thương trong quá trình kháng chiến. Họ đã nghĩ rằng cả đời này không thể gặp lại. Nhưng thật bất ngờ, vào năm 1970, ông bà được hội ngộ tại trại làm chân giả ở Hà Nội. Hai người chiến sĩ nối lại tình xưa và sống với nhau hạnh phúc đến bây giờ. Câu chuyện khiến họa sĩ Tiểu Tân xúc động, và thể hiện lại qua tranh. 
Tác phẩm sơn mài Rồng rắn lên mây của hoạ sĩ Nguyễn Thị Vi khiến người xem nhớ nhiều về kỷ niệm tuổi thơ.
Tác phẩm sơn mài Rồng rắn lên mây của họa sĩ Nguyễn Thị Vi khiến người xem nhớ nhiều về kỷ niệm tuổi thơ.
Trong ảnh là tranh sơn dầu Yên của hoạ sĩ Phan Thị Thuỳ Trang. Triển lãm diễn ra từ 2-8/3.
Tranh sơn dầu Yên của họa sĩ Phan Thị Thùy Trang.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 8/3.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI