PNO - Sáng 16/2 (mùng 7 Tết Giáp Thìn), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tổ chức lễ Hạ nêu và Khai ấn cung chúc tân xuân tại Thế Miếu và điện Long An.
![]() |
![]() |
Theo đúng nghi thức xưa, lễ hạ nêu được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế tái hiện trang trọng, bao gồm các phần như: cúng nêu, nhạc lễ và tiến hành hạ cây nêu đã được dựng trước Tết Nguyên đán ở Triệu Miếu và Thế Miếu. |
![]() |
Sau lễ hạ nêu là phần khai ấn cung chúc tân xuân. Đây là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị. |
![]() |
![]() |
Tại lễ khai ấn, ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế dùng kim ấn đóng vào các bức thư pháp có viết những chữ: Phúc, Lộc, Thọ, Đạt, Cát tường, Bình an… tặng cho du khách như lời chúc những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến trong năm mới. |
![]() |
![]() |
![]() |
Sau khi được lấy xuống từ ngọn cây nêu, chiếc kim ấn (phục chế) với bốn chữ “Phú - Thọ - Khang - Ninh” (mang ý nghĩa giàu sang, sống lâu, khỏe mạnh và bình yên) đã được dùng đóng vào các bức thư pháp có viết những chữ được nhiều người mong cầu về sự hanh thông, may mắn, hạnh phúc, thành đạt, thuận lợi trong công việc, làm ăn, cuộc sống như “phúc, lộc, thọ, cát tường, bình an”. |
![]() |
![]() |
Đây là những thông điệp, lời chúc về bao điều tốt đẹp, an lành, may mắn, hanh thông sẽ đến trong năm mới đối với du khách, người dân khi vào hoàng cung ở Huế xin chữ trong ngày đầu năm tổ chức nghi lễ hạ nêu, khai ấn. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nhiều du khách rất thích thú với hoạt động văn hóa lễ hạ nêu và khai ấn tại khu di sản Hoàng Cung Huế, và họ đã cùng lãnh đạo đơn vị quản lý di tích chụp lại những bức ảnh kỷ niệm cho dịp đầu năm Giáp Thìn 2024. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Tôi từng không mấy thương gì Sài Gòn cho đến khi xa nó.
3 quốc gia nói trên đang đưa ra nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ nhằm thu hút các đoàn phim quốc tế đến đất nước mình.
Đây là con số do Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM đưa ra về việc tạo điều kiện cho người dân của TP được thụ hưởng văn hóa.
Tiểu thuyết lịch sử trầm lắng trong dòng chảy chung của văn học, nhưng luôn để lại dấu ấn cho văn đàn.
Nhiều bảo tàng đang nỗ lực tạo ra những hoạt động hấp dẫn để thu hút người trẻ.
Hiệp hội Kỹ xảo điện ảnh & hoạt hình Việt Nam (VAVA) ra mắt ngày 18/2 được kỳ vọng giúp đưa lĩnh vực kỹ xảo và hoạt hình Việt lên tầm cao.
Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TPHCM sẽ tổ chức chương trình hòa nhạc mùa Xuân vào tối 21/2.
Vở kịch đề tài chiến tranh cách mạng “Nếu anh còn được sống” nhận được nhiều sự ủng hộ của khán giả trẻ, sẽ tái diễn vào tối 19/2.
Phim trường ở Việt Nam vừa thiếu vừa yếu là vấn đề được đề cập rất nhiều ở các cuộc hội thảo, tọa đàm về điện ảnh.
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện một tàn tích của nhà thờ La Mã nằm bên dưới một tòa nhà văn phòng ở London.
Có 6 sáng kiến được TPHCM đề ra để tiến đến trở thành thành phố điện ảnh, gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
Cuốn "Khi mọi điều không như ý" của đại đức Hae Min (Hàn Quốc) đã bán hết 5.000 bản chỉ sau 1 tháng phát hành.
Việc đặt mục tiêu trở thành thành phố điện ảnh nằm trong mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO cũng mang theo nhiều kỳ vọng phát triển của TPHCM.
Họa sĩ Doãn Hoàng Lâm mượn ý tưởng của tranh xưa, biến tấu với hình ảnh khác nhằm gửi gắm thông điệp về cuộc sống hiện đại.
Gần 700 ngàn tựa sách được bán ra, với tổng doanh thu trên 57 tỉ đồng cho năm 2024. Thông tin được chia sẻ tại Hội nghị tổng kết Đường sách TPHCM.
Ở triển lãm “Chào Việt Nam”, bên cạnh những bức vẽ mang hơi thở hiện đại, bay bổng thì sâu bên trong là niềm nhớ thương quê hương của 4 họa sĩ.
Những cây bút trẻ được yêu thích cùng các tác phẩm bán chạy thời gian qua phần nào vẽ nên diện mạo của độc giả trẻ...
Liên quan tình trạng xâm phạm bản quyền trên môi trường số,...