Vào Đại Nội xem lễ hạ nêu, khai ấn, tặng chữ đầu năm

04/02/2025 - 16:38

PNO - Sáng 4/2, tại Triệu Miếu và Thế Miếu, Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn, tặng chữ đầu xuân.

Lễ hạ nêu gồm có các lễ như cúng nêu, cử đại nhạc, tiểu nhạc, cử chuông trống và tiến hành hạ cây nêu lớn ở sân trước Triệu Miếu và Thế Miếu Hoàng cung Huế.
Lễ hạ nêu do lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế chủ trì với sự tham gia của đội Nhã nhạc theo nghi thức của Triều Nguyễn xưa.

Lễ hạ nêu gồm các hoạt động như cúng nêu, cử đại nhạc, tiểu nhạc, chuông trống và hạ cây nêu lớn ở sân trước Triệu Miếu và Thế Miếu. Cùng lúc, các kim ấn vàng tượng trưng cũng được hạ xuống, lấy ra khỏi hộp, đánh dấu kỳ nghỉ tết đã kết thúc- Ảnh: Xuân Đạt - Bảo Minh
Lễ hạ nêu do lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế chủ trì với sự tham gia của đội Nhã nhạc theo nghi thức của Triều Nguyễn xưa.
Sau lễ hạ nêu, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khai ấn và tặng chữ cho du khách tham quan.
Sau lễ hạ nêu, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khai ấn tặng chữ cho du khách tham quan- Ảnh: Bảo Minh- Xuân Đạt
Ấn lấy xuống từ cây nêu được đóng vào các tờ giấy có ghi chữ như: Thịnh vượng, Cát tường, Phúc, Lộc, Thọ tặng du khách và người dân
Ấn lấy xuống từ cây nêu được đóng vào các bức thư pháp viết các chữ Thịnh vượng, Cát tường, Phúc, Lộc, Thọ... tặng du khách và người dân.
Theo quan niệm của người xưa, những chữ này cầu chúc yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân.
Ông Tôn Thất Trường Sơn, người dân phường Thuận Hóa, thành phố Huế, tham gia lễ hạ nêu, cầu mong một năm nhiều may mắn. Ông nói: “Lễ hạ nêu có giá trị tinh thần của người Việt. Nó là một điểm nhấn khi khách đến tham quan, giúp có không khí vui tươi đón chào năm mới, thành công may mắn”- Ảnh: Bảo Minh- Xuân Đạt
Cây nêu ở trong cung đình Huế có tác dụng trừ yểm ma quỷ, xua đuổi những điều xấu của năm cũ, đón một năm mới an lành. Khi dựng nêu là báo hiệu Tết đã đến, khi hạ nêu kết thúc kỳ nghỉ Tết.
Theo suy nghĩ dân gian, cây nêu trong cung đình Huế có tác dụng trừ yểm ma quỷ, xua đuổi những điều xấu của năm cũ, đón một năm mới an lành. Nêu được dựng báo hiệu tết đã đến, khi được hạ báo hiệu tết đã hết.
Trong dịp nghỉ dịp Tết Ất Tỵ, từ ngày 25/1 đến ngày 2/2, khách đến thành phố Huế hơn 150.300 lượt, tăng gần 37% so với cùng kỳ nghỉ Tết năm 2024, trong đó khách quốc tế đạt 69.000 lượt, tăng 81% so với cùng kỳ.
Trong dịp tết 2025, từ 25/1 - 2/2, có hơn 150.300 lượt khách đến Huế, tăng gần 37% so với dịp tết 2024, trong đó khách quốc tế đạt 69.000 lượt, tăng 81%. Ảnh: Xuân Đạt- Bảo Minh
Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết, việc tổ chức lễ hạ nêu khai ấn nhằm gửi lời chúc tốt đẹp về đầu năm:“Hoạt động này phục dựng lại những lễ nghi cổ truyền của dân tộc nói chung, hoạt động trong Hoàng cung nói riêng”.
Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế - cho biết, việc tổ chức lễ hạ nêu, khai ấn nhằm gửi lời chúc tốt đẹp đầu năm và phục dựng lại những lễ nghi cổ truyền của dân tộc.
Lễ thượng nêu báo hiệu Tết đến, Xuân về, mọi người tạm gác công việc để vui Xuân. Lễ hạ nêu, mọi người trở lại với hoạt động của cuộc sống thường nhật, hứa hẹn cuộc sống đẹp. Về phương diện văn hoá, giới thiệu cho đông đảo du khách trong và ngoài nước biết thêm những nét truyền thống của văn hoá dân tộc cũng như tăng trải nghiệm trong ngày đón xuân

Thuận Hóa

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=