Vào Đại Nội thưởng thức phong vị Tết Huế xưa

22/01/2025 - 18:09

PNO - Ngày 23 tháng Chạp (22/1) tại sân cung Trường Sanh đã diễn ra Phong vị Tết Huế xưa thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng lãm.

Cung Trường Sanh (Đại Nội Huế) trở thành tiểu sân khấu nhỏ để các đội gói bánh chưng bánh, bánh Tét.
Không gian cung Trường Sanh (Đại Nội Huế) trở thành sân khấu nhỏ để các đội gói bánh chưng, bánh tét, cũng như là nơi trình bày các mâm cỗ ngày tết.
Từ sáng sớm du khách đã đến đây  vừa tham quan trải hòa mình vào không gian Tết  xưa của người dân kinh đô Huế xưa
Từ sáng sớm du khách đã đến đây vừa tham quan trải nghiệm, vừa hòa mình vào không gian tết của người dân kinh đô Huế xưa.
Nhiều thành viên của các phòng, ban thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Huếtham gia thi làm, nấu bánh chưng, bánh tét
Thành viên của các phòng, ban thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tham gia thi làm, nấu bánh chưng, bánh tét.
Chương trình mang ý nghĩa như một khởi động đầu xuân mới với những trải nghiệm qua những sắc màu truyền thống Huế, gợi nhớ về hương sắc Tết cũ.
Chương trình mang ý nghĩa như một khởi động đầu xuân mới với những trải nghiệm qua những sắc màu truyền thống Huế, gợi nhớ về hương sắc tết cũ.

Phong tục đón Tết cổ truyền là một nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ xa xưa trong mỗi gia đình người Việt nói chung và các gia đình người Huế nói riêng. Là kinh đô xưa, người Huế có nhiều phong tục truyền thống tốt đẹp trong ngày Tết được các thế hệ gìn giữ, bảo tồn nhiều thế hệ
Từ ngày 25 tháng Chạp, triều đình tổ chức lễ “Thướng tiêu” tức dựng nêu để báo hiệu ngày Tết đã tới.  Vào ngày mồng một Tết, vua ngự ở điện Thái Hòa, đặt đại triều, bá quan làm lễ khánh hạ, sau đó là lễ Nguyên đán rồi ban yến tiệc rồi thưởng tiền mừng xuân. Sau đó là lễ dâng biểu chúc mừng Hoàng Thái Hậu (mẹ của vua) và làm lễ Khánh hạ.
Từ 25 tháng Chạp, triều đình tổ chức lễ “Thướng tiêu”, tức dựng nêu để báo hiệu ngày tết đã tới. Vào mùng Một tết, vua ngự ở điện Thái Hòa, đặt đại triều, bá quan làm lễ khánh hạ, sau đó là lễ nguyên đán rồi ban yến tiệc, thưởng tiền mừng xuân. Tiếp theo là lễ dâng biểu chúc mừng Hoàng Thái Hậu (mẹ của vua) và làm lễ khánh hạ.
Tiếp đó là những ngày vui chơi tiệc tùng, thăm hỏi, chúc tụng... diễn ra trong Hoàng cung. Đi kèm với các cuộc vui các là trò diễn, trò giải trí cung đình được tổ chức
Sau đó là những ngày vui chơi tiệc tùng, thăm hỏi, chúc tụng... diễn ra trong hoàng cung. Đi kèm với các cuộc vui các là trò diễn, trò giải trí cung đình được tổ chức.
Đặc biệt khi đến trải nghiệm Phong vị Tết Huế xưa tại cung Trường Sanh du khách  còn được trải nghiệm nhiều trò chơi cung đình như bài vụ
Đặc biệt, khi đến trải nghiệm phong vị Tết Huế xưa tại cung Trường Sanh, du khách còn được trải nghiệm nhiều trò chơi cung đình như đổ xăm hường.
Ðổ xăm hường là trò chơi gieo con súc sắc (còn gọi hột xí ngầu) để dành những chiếc thẻ khắc chữ màu đỏ, ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa gồm: tú tài, cử nhân, tiến sĩ, hội nguyên, thám hoa, bảng nhãn và trạng nguyên. Tên gọi của các quân cờ đã thể hiện cái nho nhã của trò chơi cũng như tinh thần cầu học và ước vọng khoa bảng của người xưa. Từ thấp lên cao, ai dành được số thẻ có điểm cao nhất / hoặc đổ được ngay thẻ Trạng Nguyên là thắng cuộc
Ðổ xăm hường là trò chơi gieo con xúc xắc (còn gọi hột xí ngầu) để giành những chiếc thẻ khắc chữ màu đỏ, ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa gồm: tú tài, cử nhân, tiến sĩ, hội nguyên, thám hoa, bảng nhãn và trạng nguyên. Tên gọi của các quân cờ đã thể hiện cái nho nhã của trò chơi cũng như tinh thần cầu học và ước vọng khoa bảng của người xưa. Từ thấp lên cao, ai giành được số thẻ có điểm cao nhất, hoặc đổ được ngay thẻ trạng nguyên là thắng cuộc.
Cũng tại không gian này, trò chơi Bài vụ là một trò chơi dân gian nhưng rất được các bà trong nội cung ưa thích, thường được tổ chức vào những đêm rằm hoặc vào những ngày đầu năm để đoán vận may.
Trò chơi dân gian bài vụ được các bà trong nội cung ưa thích, thường được tổ chức vào những đêm rằm hoặc vào những ngày đầu năm để đoán vận may.
Đây là trò chơi xuay 1 con vụ có 6 mặt tương ứng với 6 con vật là lợn đen, voi trắng, trâu xanh, ếch vàng, ngựa đỏ, rùa vàng, tôm xanh và cá vàng. Người chơi sẽ đặt cược vào các con vật tương ứng trên mặt bàn. Khi con vụ dừng lại, mặt ngửa vào ô con vật nào trúng với con vật đặt cược của người chơi thì sẽ thắng cuộc
Đây là trò chơi xoay 1 con vụ bát giác tương ứng với 8 con vật là lợn đen, voi trắng, trâu xanh, ếch vàng, ngựa đỏ, rùa vàng, tôm xanh và cá vàng. Người chơi sẽ đặt cược vào các con vật tương ứng trên mặt bàn.
Ông Nguyễn Phước Hải Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết Tết ngày nay của người dân Huế cũng thừa hưởng phần nào từ những cái Tết trong Hoàng cung xưa: “Tết người Huế có truyền thống phải thờ cúng gia tiên cho tốt, phải thăm bà con và sau đó là thăm những người lớn tuổi, những thầy cô của mình... Bởi vì một năm quần quật vất vả lao động thì ngày Tết là có được khoảng thời gian người ta sống chậm lại và lắng lại làm những việc mà cả năm không làm được”.
Ông Nguyễn Phước Hải Trung - Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, tết ngày nay của người dân Huế cũng thừa hưởng phần nào từ những cái tết trong Hoàng cung xưa: “Tết người Huế có truyền thống phải thờ cúng gia tiên cho tốt, phải thăm bà con và sau đó là thăm những người lớn tuổi, những thầy cô của mình... Bởi vì một năm quần quật vất vả lao động thì ngày tết là có được khoảng thời gian người ta sống chậm lại và lắng lại làm những việc mà cả năm không làm được”.
Phong tục đón Tết cổ truyền là một nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ xa xưa trong mỗi gia đình người Việt nói chung và các gia đình người Huế nói riêng. Là kinh đô xưa, người Huế có nhiều phong tục truyền thống tốt đẹp trong ngày Tết được các thế hệ gìn giữ, bảo tồn nhiều thế hệ hệ
Phong tục đón tết Cổ truyền là một nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ xa xưa trong mỗi gia đình người Việt Nam nói chung và các gia đình người Huế nói riêng. Ở kinh đô xưa nên người Huế có nhiều phong tục, truyền thống tốt đẹp trong ngày tết được các thế hệ gìn giữ, bảo tồn cho đến ngày nay mà hiếm có vùng đất nào còn lưu giữ được.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI