Vấn nạn cưỡng hiếp nữ quân nhân

06/09/2014 - 10:55

PNO - PNCN - "Kẻ thù từ bên trong" là điều nữ nhà báo Mary Calvert nói về nạn hãm hiếp trong các đơn vị quân đội Mỹ. Theo Calvert, có đến hàng nghìn vụ như thế xảy ra mỗi năm.

edf40wrjww2tblPage:Content

Năm 2009, Jessica Hinves, lúc đó là thợ cơ khí tại một đơn vị không quân, đã bị một quân nhân cùng đơn vị hãm hiếp. Chua xót thay, Jessica từng xem anh ta là bạn thân. Tuy nhiên, vụ việc không bao giờ được đưa ra ánh sáng. Chỉ huy đơn vị thừa nhận với Jessica: “Việc hãm hiếp cô không phải là hành động của một người đàng hoàng, nhưng điều đó không đáng khiến anh ta bị trừng phạt”. Jessica đành chấp nhận cho mọi việc trôi vào quên lãng, nhưng không lâu sau đó, cô bị loại khỏi quân ngũ vì “tâm lý bất ổn nên không thể tiếp tục nhiệm vụ”.

“Hiếp dâm đã trở thành bệnh dịch trong quân đội Mỹ”, nhà báo nữ Mary Calvert, người nhiều năm săn tìm tư liệu cho cuộc điều tra về tệ nạn này, đã thốt lên như vậy. Calvert không chỉ gặp Jessica Hinves mà cô còn gặp nhiều nữ quân nhân Mỹ từng rơi vào cảnh ngộ tương tự. Hầu hết còn sống và đều có tâm trạng “khủng hoảng vì sự bất công”.

Hồi năm 2012, một khảo sát do Bộ Quốc phòng Mỹ thực hiện cho thấy, có 26.000 quân nhân Mỹ (trong đó 12.000 là nữ) là nạn nhân bị hiếp dâm. Khảo sát này còn xác định “chỉ một trong bảy nạn nhân báo cáo việc này với cấp trên, và chỉ một trong mười trường hợp bị hãm hiếp được đưa ra xét xử”. Theo điều tra của Calvert, hầu hết những quân nhân bị hãm hiếp đều phải rời quân ngũ một thời gian sau đó, trong khi những người còn may mắn tại ngũ phải tiếp tục làm việc với kẻ đã hãm hiếp mình”.

Van nan cuong hiep nu quan nhan

Melissa Bania khỏa thân khi treo bandrole trước một căn cứ hải quân ở San Diego để tố cáo nạn hãm hiếp trong quân đội

Van nan cuong hiep nu quan nhan

Jennifer Norris vẫn chưa hết hoảng loạn khi kể lại chuyện mình bị hãm hiếp ở một đơn vị không quân

Brittany Fintel, phục vụ trên chiến hạm USS Gridlay của Hải quân Mỹ, bị một sĩ quan cấp trên hãm hiếp khi tàu đang thả neo tại Bahrain. Sau đó, Brittany báo cáo vụ tấn công này đến chỉ huy, nhưng chính cô lại bị điều khỏi tàu và phải rời lực lượng hải quân vì “mắc chứng tâm thần hoang tưởng”.

Không chỉ Jessica Hinves hoặc Brittany Fintel, còn rất nhiều người từng là nữ quân nhân Mỹ lâm vào hoàn cảnh này. Họ ở những binh chủng, đơn vị khác nhau nhưng đều có chung tâm trạng “bị phản bội bởi những người mình từng kính trọng và tin tưởng nhất”.

Sau khi viết về những trường hợp bị hiếp dâm trong quân đội, Calvert vô cùng thán phục lòng can đảm của các nạn nhân mà cô đã gặp, vì họ dám chia sẻ câu chuyện của mình với công luận.

Nhiều người trong số đó đã rơi vào trạng trái trầm cảm, có xu hướng tránh xa mọi người, thậm chí hoang tưởng. Có người đã tìm quên bằng ma túy hoặc rượu, thậm chí tự tử. Đó là trường hợp của Sophie Champoux, người đã tìm đến cái chết sau khi bị loại khỏi quân ngũ. Trước đó, Sophie bị hãm hiếp nhiều lần khi còn ở một đơn vị bộ binh.

Calvert hy vọng những gì mình viết ra sẽ khiến mọi người biết về điều mà cô gọi là “chuyện tồi tệ không phải ai cũng tưởng tượng ra được”. Nhiều người Mỹ đã sửng sốt, bàng hoàng với những gì Calvert tiết lộ. Họ không thể hình dung, có khi con mình, hoặc em gái, chị gái và cả em trai, con trai mình lại là những người có nguy cơ bị hãm hiếp khi phục vụ trong quân đội.

Quân đội Mỹ cũng quan tâm nhiều đến các biện pháp hiệu quả hơn trong cả ngăn ngừa lẫn hình thức trừng phạt. “Đã có những tín hiệu tích cực, tôi mong là sự thay đổi sẽ sớm đến vì rõ ràng việc giải quyết tình trạng bạo hành tình dục trong quân đội như lúc này là hoàn toàn chưa ổn”.

THIỆN NGA (Theo Huffington Post)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI