Vẫn là chuyện cái tin nhắn

19/03/2014 - 21:59

PNO - PN - Những lùm xùm về việc gian lận tin nhắn tại các cuộc thi đã quen thuộc đến mức khán giả không còn tin vào sự công bằng của hình thức bình chọn này nữa. Bao nhiêu cuộc kiểm soát, bao nhiêu lời giải trình, bao nhiêu lần cố...

edf40wrjww2tblPage:Content

Dù cách đây vài năm, nhà tổ chức chương trình Sao Mai - điểm hẹn đã công bố siết tin nhắn về con số một tin duy nhất/một số điện thoại trong 15 phút, nhưng kỷ lục về tin nhắn vẫn được tạo ra: 30.000 tin nhắn trong 15 phút cho Lương Viết Quang ở đêm chung kết, hay gần đây là 2.000 tin nhắn (của một khán giả) cho Hà Linh ở 15 phút bán kết Giọng hát Việt 2013… Thế nhưng, mùa Vietnam Idol năm nay, trong đêm 16/3, Phú Hiển lại bị loại khi ban tổ chức áp dụng luật này, dù được xem là thí sinh có nhiều khán giả ủng hộ nhất. Trường hợp của Hồ Trung Dũng, Võ Hạ Trâm - hai ca sĩ chinh phục khán giả với nhiều đêm diễn rất tốt trong chương trình Chinh phục đỉnh cao cũng bị loại vì tin nhắn quá ít cho thấy những động tác điều chỉnh gần như không có ý nghĩa. Có chăng là chính bản thân thí sinh phải nỗ lực ghi dấu ấn để khán giả - truyền thông nhớ đến trong và sau cuộc thi, chứ không thể trông mong vào “sự công bằng” ở các cuộc chơi bình chọn.

Van la chuyen cai tin nhan

Không được xem là có nhiều fan nhưng Hồ Trung Dũng luôn được tôn trọng vì tài năng và sự nghiêm túc trong nghệ thuật

Đối với các nghệ sĩ nổi tiếng, những cuộc chơi bình chọn lại khác. Vị thế của những gương mặt như Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, Mỹ Tâm ở các giải thưởng là không cần phải bàn cãi nhiều (và vì thế, các giải thưởng Việt cũ mòn do không có nhân tố mới). Ngoài “khu vực” ấy, họ không cần tìm danh ở các sân chơi truyền hình thực tế ở vị trí thí sinh, tệ lắm cũng phải là giám khảo hoặc cố vấn. Những người ít tiếng hơn, muốn hâm nóng tên tuổi, muốn có sô nhiều hơn… mới chịu tham gia truyền hình thực tế để kiếm danh và sau đó là kiếm tiền. Muốn vậy, họ phải chấp nhận mất tiền để đầu tư cho các phần thi của mình thật ấn tượng, mất tiền vì bỏ sô để luyện tập, mất tiền cho tin nhắn (dù là tin nhắn thật hay tin nhắn ảo).

Nhưng fan có phải là người quyết định tất cả? Không! Nếu xét về lượng fan, những ca sĩ kín tiếng như Võ Hạ Trâm, Hồ Trung Dũng có thể chưa hùng hậu, cũng không sôi nổi đọ sức ở các cuộc thi, nhưng những gương mặt như Nathan Lee, Ngọc Anh, Kasim… liệu có nhiều fan hơn Bùi Anh Tuấn trong chương trình Chinh phục đỉnh cao, vậy mà rốt cuộc chàng ca sĩ này phải rời sân chơi sớm nhất? Cũng như việc người mẫu Anh Thư bất ngờ vượt mặt Phương Thanh ở Bước nhảy hoàn vũ 2012 để vào top 3, Hà Hoài Thu đoạt giải triển vọng Sao Mai - điểm hẹn 2010 thay vì Đinh Mạnh Ninh, Hà Linh có trong tay 68% bình chọn vẫn phải dừng chân trước Vũ Cát Tường…. trong Giọng hát Việt 2013? Phương Thanh hay những ca sĩ xin dừng chân ở các sân chơi truyền hình thực tế, cuối cùng cũng cay đắng hiểu ra rằng: luật chơi là của nhà tổ chức đặt ra và tùy ý thay đổi bất cứ lúc nào theo ý muốn của họ. Câu đó có trong mọi bản cam kết họ đặt bút ký, có điều họ đã không chú ý mà thôi! Sau những cuộc chơi, vị trí của các thí sinh ít nhiều sẽ trở về giá trị thật. Lương Viết Quang không còn ai nhắc đến, Hà Hoài Thu vẫn là ca sĩ làng nhàng, còn Hồ Trung Dũng - Võ Hạ Trâm vẫn là những ca sĩ được tôn trọng vì tài năng và sự nghiêm túc trong nghệ thuật của họ.

 ĐINH HÀ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI