Văn học thiếu nhi được mùa

05/01/2018 - 10:42

PNO - Thời gian gần đây, các nhà văn đua nhau ra mắt sách cho thiếu nhi, đa dạng từ truyện tranh đến truyện chữ.

Trên đồi, mở mắt, và mơ là tác phẩm mới nhất của Văn Thành Lê (từng có các tựa sách viết cho độc giả nhỏ tuổi: Ông mặt trời và mùi hương của mẹ; Nam, nhi, đại, trượng, phu…), viết về đám trẻ quê với những trò nghịch ngợm hồn nhiên được góp nhặt từ chính ký ức của tác giả. Sách chưa đầy 200 trang, nhưng đủ cho một chuyến tàu cảm xúc. Đây cũng là chủ ý của tác giả: “viết ngắn vừa đủ để bọn trẻ đọc không ngán”.

Van hoc thieu nhi duoc mua
 

Nhà văn Lưu Thị Lương - tác giả của những tựa sách dí dỏm cho thiếu nhi - sau nhiều năm vắng bóng cũng vừa trở lại với tập truyện ngắn Bất ngờ lia lịa (NXB Kim Đồng). Chuyện trường lớp, những tinh ngịch tuổi học trò được nhà văn - cô giáo Lưu Thị Lương kể lại bằng sự dí dỏm, đầy những tình huống gây cười.

Sự hài hước luôn hiện diện trong tất cả những cuốn sách viết cho trẻ em. Mà, muốn hài hước được thì nhà văn phải hiểu thế giới trẻ thơ chân thực, sống động, nghịch ngợm ấy.

Có những người không chọn văn học thiếu nhi để khởi đầu văn nghiệp, nhưng cuối cùng lại rẽ sang địa hạt này sau khi có nhiều cơ hội tiếp cận với trẻ thơ. Như hai nhà văn - cô giáo Võ Diệu Thanh, Nguyễn Thị Kim Hòa. Tiếp xúc mỗi ngày với trẻ em, họ đã thành công với các đầu sách: Siêu nhân cua, Những cậu bé mặt trời, Leng keng Noel, Cút cà cút kít

NXB Kim Đồng cũng vừa tái bản một loạt tác phẩm từng đoạt giải thưởng Vận động sáng tác cho thiếu nhi qua các thời kỳ: Những tấm lòng yêu thương (Hoàng Bình Trọng), Nhạc giữa trời (Nguyễn Thị Bích Nga), Những vì sao trong mơ (Nguyễn Ngọc Minh Hoa), Cẩm chướng đỏ (Bùi Đặng Quốc Thiều), Mùa bay (Nguyễn Trang Thu)… Phần lớn bối cảnh trong các tác phẩm này là thập niên 1980 - 1990.

Van hoc thieu nhi duoc mua
 

Thể loại truyện tranh, sách minh họa hướng đến lứa tuổi nhi đồng cũng có nhiều tựa sách đáng chú ý như bộ Chuyện ở rừng vi vu của tác giả Như Trân - Thùy Dung với những câu chuyện mini cùng những nhân vật dễ thương: Thỏ đi gieo hạt, Cái mũi dài của voi, Tiệm nước ép của chuột, Nai làm họa sĩ… Tác giả Nguyễn Hương Linh có bộ Mình có thể làm gì gồm: Để chăm sóc mẹ thiên nhiên và Để giúp đỡ cộng đồng.

“Nhiều nhà văn, khi có con, đã viết những tác phẩm cho thiếu nhi rất hay. Đôi khi từ cảm xúc viết cho con lại trở thành những cuốn sách có sức sống đặc biệt” - Văn Thành Lê nhận xét. Không phải cuốn sách “viết cho con” nào cũng thành công. Nhưng “có con” vẫn là cái giúp nhà văn khơi dòng cảm xúc cho thể loại văn học không dễ khai thác này.

Nhà văn Trần Nhã Thụy cũng bộc bạch rằng nhờ con mà anh có cảm hứng viết cuốn Những đứa trẻ mắc zịch (NXB Trẻ, 2016), nhà văn Nguyễn Đình Tú với Chú bé đeo ba lô màu đỏ (NXB Kim Đồng, 2016), Nguyễn Thị Thanh Bình với Mèo con xa mẹ, Rim chạy

Thảo Mộc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI