Văn hóa hội xuân - Nét đẹp cần gìn giữ của người Việt

06/02/2014 - 09:44

PNO - Với gần 8.000 lễ hội lớn nhỏ, Việt Nam được ví như đất nước của lễ hội. Bên cạnh ý nghĩa tâm linh, hướng về cội nguồn, lễ hội còn là dịp để người Việt gắn bó với nhau hơn thông qua các hoạt động cộng đồng.

edf40wrjww2tblPage:Content

Van hoa hoi xuan - Net dep can gin giu cua nguoi Viet

Lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ. (Nguồn: Báo Ảnh/Vietnam+).

 Với người Việt, mùa Xuân cũng đồng nghĩa với mùa lễ hội. Hàng năm, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, lễ hội diễn ra ở khắp nơi, từ nông thôn cho tới thành thị và thường kéo dài cho tới tận hết tháng Ba âm lịch.

Lễ hội đầu Xuân vừa là dịp để người Việt tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân tiên tổ, vừa để vui chơi giải trí sau một năm vất vả lo toan làm ăn.

Và với người Việt, đi hội đầu Xuân cũng là dịp để thưởng ngoạn phong cảnh và thưởng thức không khí thanh bình, trong lành của mùa Xuân. Tùy vào đặc trưng văn hóa và tập quán sinh sống mà lễ hội ở mỗi vùng cũng có những nét đặc sắc riêng.

Theo các nhà nghiên cứu, Bắc bộ là vùng có nhiều lễ hội và hình thức thể hiện cũng phong phú, đa dạng hơn cả. Tại đây hầu như làng nào, xã nào cũng có lễ hội. Trong đó có nhiều lễ hội lớn như Lễ hội Đền Hùng, hội Gióng, hội Chùa Hương, hội Yên Tử, hội đền Cổ Loa, hội Tịch điền, hội Lim...

Điển hình như Hội Gióng ở Sóc Sơn và Phù Đổng (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại (16/11/2010).

Hội Gióng là một lễ hội có từ rất lâu đời. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, người có công đánh giặc giữ nước và là một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt.

Van hoa hoi xuan - Net dep can gin giu cua nguoi Viet

Thi gói bánh giầy ở Lễ hội Đền Hùng. (Nguồn: Báo Ảnh/Vietnam+)

Lễ hội ngoài tính tôn vinh, còn thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm, và thể hiện mong ước quốc thái dân an của người Việt. Vì vậy, từ xưa đến nay, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày mùng 6 tháng Giêng và mùng 9 tháng Tư âm lịch, cư dân hai xã Phù Linh và Phù Đổng lại nô nức tổ chức hội Gióng để tưởng nhớ đến công lao của người anh hùng xưa.

Ngoài hội Gióng, vào ngày xuân, nhiều địa phương vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng đồng loạt khai hội. Mỗi lễ hội mang những nét đặc trưng riêng, tạo nên bản sắc văn hóa của từng vùng.

Ví như Lễ hội Cổ Loa độc đáo với phần thi bắn cung nỏ, Lễ hội ở Đồ Sơn nổi tiếng với màn chọi trâu, Hội Lim đằm thắm với những câu giao duyên của các liền anh liền chị quan họ...

Khác với không khí hội làng ở Bắc bộ, Lễ hội ở miền Trung và Nam bộ thường liên quan đến tôn giáo, nghề nghiệp và danh thắng. Điển hình như lễ hội Bà Chúa Xứ ở An Giang, lễ hội núi Bà Đen ở Tây Ninh, lễ hội chùa Bà ở Bình Dương, hội vật làng Sình ở Huế...

Trong số gần 8.000 lễ hội, quan trọng và linh thiêng thiêng nhất đối với mỗi người Việt Nam và kiều bào ở nước ngoài chính là Lễ hội Đền Hùng, hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương.

Ngày nay, Lễ hội Đền Hùng được Nhà nước công nhận là Quốc lễ. Lễ hội diễn ra ở đền Hùng, Phú Thọ, kéo dài từ ngày mùng 8 đến ngày 11 tháng Ba âm lịch, trong đó mồng 10 là chính hội.

Van hoa hoi xuan - Net dep can gin giu cua nguoi Viet

Hát Quan họ ở hội Lim. (Nguồn: Báo Ảnh/Vietnam+).

Lễ hội là dịp để người Việt trong và ngoài nước tưởng nhớ đến các vua Hùng đã có công dựng nước. Đây là một mĩ tục đẹp của người Việt trong việc thờ cúng tổ tiên mà không một quốc gia nào trên thế giới có được.

Với tính chất đặc biệt như vậy nên Việt Nam đã xây dựng hồ sơ đệ trình lên UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương” của Việt Nam là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại.

Có thể nói, với gần 8.000 lễ hội được tổ chức trên khắp đất nước, đặc biệt là các lễ hội diễn ra vào mùa Xuân, Việt Nam xứng đáng được xem là đất nước của lễ hội.

Đây không chỉ là một kho tàng di sản văn hóa quý giá đối với mỗi người dân Việt Nam mà còn có sức hút rất lớn đối với tất cả những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt.

Theo BÁO ẢNH/VIETNAM+

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI