PNO - Bà Kim Thị Minh - Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh Tây Ninh - khẳng định, Tổ đầu công Việt Nam - Campuchia (trước đây là Tổ vần đổi công Việt Nam - Campuchia) tại xã Ninh Điền, huyện Châu Thành là một mô hình hiệu quả, góp phần ngăn chặn vấn nạn mua bán người qua biên giới và giúp chị em việc đồng áng khi vào mùa vụ, giới thiệu việc làm cho nhau để có thêm thu nhập.
Mỗi vụ để dành bỏ ống heo một ít
Khoảng 10 năm trở lại đây, thu nhập của gia đình chị Sa - anh Rùa (ấp Bến Cừ, xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) chủ yếu nhờ vào việc trồng bầu bí, khổ qua trên 3,4ha đất đi thuê. Theo chị Sa, mỗi mùa vụ, sau khi trừ các khoản chi gồm nhân công, vật tư, phân bón, học phí cho 2 con, tiền sinh hoạt hằng ngày, đám tiệc… chị còn dành được một phần bỏ ống heo phòng khi trái gió trở trời.
Chị Sa cho biết, việc xuống giống khổ qua bình quân mất 55 ngày mới cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch dài hay ngắn tùy thuộc vào giá cả thị trường. Nếu được giá, việc chăm sóc sẽ kỹ hơn, thời gian thu hoạch kéo dài gần 3 tháng. Nếu mất giá thì cuốn chà sớm hơn để trồng loại khác. Vụ này, do công ty giao nhầm giống, khổ qua ra trái dài, giá cả không được như mong muốn, nên vợ chồng chị quyết định sẽ kết thúc vụ sau 2 tháng thu hoạch để trồng lại giống mới phù hợp hơn với nhu cầu thị trường tiêu thụ.
Trung bình mỗi ngày thu khoảng nửa tấn trái khổ qua thì trong 60 ngày vợ chồng chị Sa thu hoạch và cung ứng ra thị trường khoảng 30 tấn. Theo giá bán tại chỗ như chị cho biết, tôi nhẩm tính, mỗi năm 3 vụ, bỏ ống 3 lần, mỗi lần xem xem vài tháng lương cơ bản của chủ tịch xã. So với mặt bằng chung, tuy thu nhập của anh chị không nhiều, nhưng là mơ ước của không ít người ở vùng biên giới xa xôi.
Vợ chồng chị Sa có 2 con trai. Đứa lớn đang học năm cuối Trường đại học Nông Lâm TPHCM. Đứa nhỏ chuẩn bị vào lớp Mười. Cũng như nhiều hộ nông dân ít nhân lực lao động, việc canh tác, trồng trọt trên diện tích hơn 3ha, vợ chồng chị không thể tự làm tất cả mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của Sóc Niên - cô gái người Khơ Me - huy động nhân lực giúp từ đầu mùa đến cuối vụ với các công việc như cắm chà, bón phân, thu hoạch, phân loại trái…
Chị em phụ nữ Việt Nam - Campuchia cùng nhau lao động |
Đáp ứng bài toán nhân lực
Sóc Niên mà chị Sa nhắc đến là một trong những nữ đầu công ở xã bên kia biên giới, bên đất bạn Campuchia, tham gia vào mô hình Tổ đầu công Việt Nam - Campuchia của Hội Phụ nữ xã Ninh Điền. Có thể nói Tổ đầu công Việt Nam - Campuchia là một mô hình hỗ trợ phụ nữ hiệu quả nhất vùng biên từ năm 2014 đến nay của Hội Phụ nữ tỉnh Tây Ninh.
Chị Trần Thị Thúy Hằng - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ninh Điền - cho biết: trong 20 xã biên giới của Tây Ninh, thì Ninh Điền gần TP Tây Ninh nhất, với khoảng cách chưa đến 10km, nhưng là xã nghèo nhất. Ninh Điền có 8km đường biên giáp xã Kokir Saom (Cây Xôm), huyện SvayTeab, tỉnh SvayRieng, Campuchia. Chạy dài 2 bên đường biên là những cánh đồng rộng với phần lớn diện tích được trồng mía và mì để cung cấp nguyên liệu chế biến đường và tinh bột mì cho các nhà máy đang hoạt động trên vùng biên phía Việt Nam.
Với khoảng 4.500ha mía của nông trường mía Ninh Điền và của người dân, để thu hoạch cho đúng vụ mùa, vào những ngày cao điểm cần phải huy động cả ngàn nhân công. Nhưng hầu hết nam nữ thanh niên tại các xã nông thôn, trong độ tuổi lao động, đã rời bỏ ruộng đồng để đầu quân vào các khu công nghiệp trong tỉnh, nên bài toán nhân công cho vụ mùa đang rất khó khăn.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Châu Thành - cho biết: theo đề án “Phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của tỉnh Tây Ninh thì vụ hè thu năm 2023, các loại cây nông nghiệp trồng cạn chủ lực và truyền thống của Ninh Điền vẫn là mía, mì và các loại cây ăn quả, cây ăn rau, hoa như cà tím, ớt, bầu bí, khổ qua…
Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, việc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng nông thôn thời công nghiệp hóa, đặc biệt là vùng nông thôn biên giới, luôn là bài toán nan giải. Vì vậy, từ năm 2014 đến nay, Hội Phụ nữ Ninh Điền đã thành lập mô hình Tổ đầu công Việt Nam - Campuchia, để chủ động hỗ trợ nhu cầu nhân lực cho những người cần như vợ chồng chị Sa - anh Rùa.
Đến nay, mô hình đã có 5 tổ đầu công thành lập theo địa bàn và tương ứng nhu cầu lao động chuyên biệt như: khu làng thanh niên lập nghiệp cung ứng lao động thu hoạch mía, khu đồng bào Khơ Me (mì), khu mé sông Trà Sim (lúa), khu Bến Cừ (bầu bí, khổ qua), khu Gò Nổi (ớt, cà tím, thuốc lá)…
Chị Sóc Niên đang giúp gia đình chị Sa thu hoạch khổ qua |
Đối ứng ở bên kia biên giới, phía xã Cây Xôm có 2 tổ đầu công tương tự do chị Cà Phíp và Sóc Niên làm đầu mối với năng lực cung ứng hàng trăm nhân công lúc vụ mùa cao điểm. Các tổ trưởng đầu công 2 bên biên giới thường xuyên liên lạc nhau. Phía Ninh Điền khi cần huy động thêm công thì liên hệ các chị Sóc Niên, Cà Phíp. Ngược lại, lúc phía Cây Xôm cần người xịt thuốc, bón phân, dẫy cỏ mía, mì… thì gọi nhờ các chị đầu công bên Ninh Điền dẫn “quân” qua. Tất nhiên, việc điều quân qua lại 2 bên biên giới đều phải chấp hành nghiêm các quy định vùng biên và sự hỗ trợ tích cực của lực lượng biên phòng.
Chị Thúy Hằng phấn khởi: “Duy trì và phát triển mô hình Tổ đầu công Việt Nam - Campuchia không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn, giúp chị em phụ nữ vùng biên giới nâng cao nhận thức chính trị, hiểu rõ hơn về vai trò đối ngoại nhân dân, về các quy định cư trú, đi lại, hoạt động trong khu vực biên giới mà còn góp phần hạn chế tình trạng mua bán người qua biên giới, không để tệ nạn phát sinh do thời gian nhàn rỗi quá nhiều.
Đặc biệt, mô hình này còn mang lại những giá trị kinh tế thiết thực. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2023, mô hình vần đổi công của Ninh Điền đã giúp 107 thành viên trong các tổ và 241 hội viên, phụ nữ ngoài tổ vần đổi 17.377 ngày công với tổng thu nhập 2.744.270.000 đồng. Bình quân, mỗi chị em tham gia mô hình có thu nhập thêm từ 3 - 4,5 triệu đồng/người/tháng”.
Nguyễn Thiện
Chia sẻ bài viết: |
Tại TPHCM sẽ tổ chức nhiều sự kiện gắn với chủ đề của Tháng hành động, như chương trình Bữa sáng Ruy băng trắng, diễn đàn cha và con trai...
Hội LHPN huyện Bình Chánh tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Chung cư Xanh - An toàn - Thân thiện” của Hội LHPN xã Bình Hưng.
Ngày 16/11, Hội LHPN Việt Nam tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới...
Chị Huỳnh Thị Kiều Ngân đã tổ chức các lớp dạy nghề miễn phí cho những chị em phụ nữ khó khăn, giúp họ phát triển kinh tế.
Năm 2024, Hội LHPN TP Thủ Đức (TPHCM) đã giúp đỡ 2.346 chị đã có việc làm ổn định với mức thu nhập từ 5.000.000 đồng - 7.000.000 đồng/tháng.
Điều đó phần nào cho thấy gánh nặng việc nhà dần trở thành lý do cản trở chị em phụ nữ chăm sóc bản thân về tinh thần và sức khỏe.
Ngày 15/11, tại TPHCM, Hội LHPN Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua thực hiện chính sách an sinh xã hội khu vực Nam bộ”.
Tuổi tuy đã lớn, nhưng mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Phi Loan vẫn miệt mài làm việc, chăm lo cho bao mảnh đời khốn khó.
Kẽm nhung có thể làm được rất nhiều sản phẩm mới, tùy thuộc vào ý tưởng sáng tạo riêng và sự tinh tế của từng người.
Những năm gần đây, khoai mỡ được giá, nhiều hộ đã tăng sản lượng. Với giá bao tiêu là 9.000 đồng/kg, người trồng khoai sẽ có lời khoảng 20 triệu đồng/1.000m2.
Sáng 10/11, Hội LHPN quận Bình Tân (TPHCM) phối hợp cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân quận tổ chức Ngày hội kinh tế xanh năm 2024.
Hội LHPN quận Bình Tân tổ chức ngày hội kinh tế xanh năm 2024 chủ đề “Đồng hành chuyển đổi số - chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp do nữ làm chủ”.
Hội nghị tuyên truyền và hội thi tìm hiểu Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 thông qua ứng dụng Myaloha vừa diễn ra tại TP Thủ Đức vào sáng 9/11.
Kiên Giang có 18 nữ lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; 19 nữ được đào tạo bồi dưỡng sau đại học; 940 nữ được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Nguyễn Thị Sari - 39 tuổi, cô gái khuyết tật đã vươn lên, vượt qua sự nghiệt ngã của định mệnh, để viết nên “chuyện cổ tích” về mình.
Chiều 6/11, Hội LHPN quận 10 tổ chức Ngày hội chuyển đổi số và truyền thông “Chăm sóc sức khỏe thời công nghệ số”.
Bà Nguyễn Thị Tuyến - Phó bí thư thành ủy Hà Nội - được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TPHCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra trong 2 ngày 4 và 5/11 với 441 đại biểu...