“Vai trò quốc tế trong bảo vệ dòng sông xuyên quốc gia rất quan trọng”

13/03/2021 - 14:14

PNO - Hợp tác quốc tế bảo vệ các dòng sông, nhất là vùng hạ du, không chỉ cho Việt Nam mà những nước trong khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi thượng nguồn. “Vai trò quốc tế trong bảo vệ dòng sông xuyên quốc gia rất quan trọng”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với các đối tác, tổ chức, nhà tài trợ quốc tế vào sáng 13/3.

Sáng 13/3, bên lề hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng biến đổi khí hậu được tổ chức tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ và tiếp các đại biểu quốc tế gồm các đối tác, tổ chức, nhà tài trợ đến tham dự hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp các đại biểu quốc tế bên lề hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp các đại biểu quốc tế bên lề hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bên thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, đầu tư FDI và công nghiệp chế biến sâu để gia tăng giá trị của các sản phẩm vùng ĐBSCL. Một vấn đề nữa là hợp tác quốc tế bảo vệ các dòng sông, nhất là vùng hạ du, không chỉ cho Việt Nam mà những nước trong khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi thượng nguồn.

“Vai trò quốc tế trong bảo vệ dòng sông xuyên quốc gia rất quan trọng, chúng tôi mong muốn được lắng nghe ý kiến, đẩy mạnh hợp tác trong quá trình phát triển, đặc biệt là kinh nghiệm, bài học quý từ các nước”, Thủ tướng bày tỏ.

“Vai trò quốc tế trong bảo vệ dòng sông xuyên quốc gia rất quan trọng”, Thủ tướng nói
“Vai trò quốc tế trong bảo vệ dòng sông xuyên quốc gia rất quan trọng”, Thủ tướng nói

Bà Simone Wunsch - đại diện Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) cho biết đã gửi thư tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất hỗ trợ tài chính giúp Việt Nam vượt qua thách thức của biến đổi khí hậu. 

Theo đại diện Đại sứ quán Australia, bảo vệ ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, khu vực Đông Nam Á mà cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Vào tháng 11/2020, Thủ tướng Australia cũng đã tuyên bố cam kết dành một khoản hơn 230 triệu USD cho hợp tác Mekong - Australia trong đó có lĩnh vực môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. “Chúng tôi sẽ tiếp tục mối quan hệ hợp tác với Việt Nam và quan hệ đối tác với Ngân hàng Thế giới để chúng ta có thể triển khai thành công các dự án này”, vị đại diện này khẳng định.

“Nếu không có sự liên kết phát triển thì sẽ không đi đến đâu”, bà Carolyn Turk - giám đốc Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) tại Việt Nam nhấn mạnh.
“Nếu không có sự liên kết phát triển thì sẽ không đi đến đâu”, bà Carolyn Turk - giám đốc Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) tại Việt Nam nhấn mạnh.

Theo bà Carolyn Turk - giám đốc Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) tại Việt Nam, trước sự cam kết, ủng hộ từ các đối tác, những người bạn của Việt Nam hôm nay, thì việc tận dụng tối đa sự ủng hộ này chính là phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ĐBSCL.

Cần có cơ chế tài chính đủ mạnh để chuyển hóa hiệu quả dòng tài chính thành các dự án đầu tư. Đây là khoản tài chính rất lớn, nên cần có sự điều phối tốt và tránh trường hợp mỗi địa phương triển khai một cách riêng lẻ.

Kim Ngân

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI