Ưu tiên hàng đầu là chơi với con

15/10/2021 - 05:50

PNO - Những tháng giãn cách, tạm gác công việc bên ngoài, chị Thùy Trinh mới cảm nhận rõ chơi với con là khoảnh khắc gieo niềm vui và hạnh phúc.

Một ngày, chị Nguyễn Thùy Trinh (luật sư, ngụ Q.8, TP.HCM) hết hồn khi thấy con gái sáu tuổi bịt khẩu trang kín mặt và trán nhưng vẫn lộ đôi mắt. Tiến lại gần, ngó kỹ, chị càng ngạc nhiên khi thấy đó là hai miếng giấy dán hình con mắt. “Con làm vậy cho anh Hai tưởng con còn thức không lấy đồ chơi của con. Yên tâm mà ngủ” - bé Na bật dậy giải thích và đắc chí khi tác phẩm “mới ra lò” của mình đã hù được người lớn.

Chơi mệt đứt hơi cũng phải ráng

Suốt mấy tháng giãn cách, bé Na khuấy động không khí gia đình bằng những trò độc lạ như thế, mỗi ngày một món. Không dừng lại ở vẽ trên mặt giấy, Na toàn chế tạo những vật ứng dụng như micro, giỏ xách, tai nghe… từ giấy bìa cứng; thiết kế cô gái chèo thuyền với mái dầm là cây tăm bông. 

Ba, mẹ hoặc anh Hai xin phụ, Na không cho, chẳng biết do muốn tự làm, sợ phiền hay do… chê người lớn kém tay nghề. Nhưng cả nhà không dễ gì nằm ngoài cuộc chơi vì thiết kế xong, Na liền lôi kéo mọi người cùng tương tác. À thì ra cô bé muốn tạo bất ngờ cho mọi người đây mà…

Với chiếc ti vi siêu mỏng mà tiền thân là… thùng sữa, Na khoét lỗ chính giữa rồi vòng phía sau, nép mình trong màn hình để trình diễn. Mẹ, ba là người bấm kênh, chương trình thay đổi liên tục theo hiệu lệnh không ngừng nghỉ của “cái remote” mấy chục ký lô đó. Khi thì ca nhạc, ảo thuật, kể chuyện bé nghe, khi thì xiếc thú (lôi liền “con gâu gâu” hỗ trợ). Có đoạn quá cao hứng, diễn viên bất ngờ bung ra khỏi phạm vi màn hình, hò hét, nhảy nhót khắp phòng, nhảy xổ vào cả khán giả. Ti vi thương hiệu Bé Na đúng là có một không hai, màn hình vừa siêu phẳng vừa có kích cỡ linh hoạt quá sức tưởng tượng.

Ảnh mang tính minh họa - Phùng Huy
Ảnh mang tính minh họa - Phùng Huy

Những tháng giãn cách, tạm gác công việc bên ngoài, chị Thùy Trinh mới cảm nhận rõ chơi với con là khoảnh khắc gieo niềm vui và hạnh phúc. Không có nghệ thuật nào, triết lý nào dạy con hiệu quả cho bằng biến mình thành đứa nhỏ, ngồi bên cạnh con, cùng lui cui sắp xếp hình rối cho đúng phân vai trong câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ, cùng giật bắn người khi con kể đến đoạn chó sói nuốt chửng bà rồi cả cháu vào bụng (dù truyện cổ tích đó chị đã thuộc làu từ cách đây… 40 năm). 

“Thiết kế hồ bơi trên sân thượng, cả nhà cùng tắm; chơi nhảy dây, trốn tìm, bịt mắt bắt dê… hai “vợ chồng già U50” chạy chút là mệt muốn đứt hơi, thở hổn hển nhưng cũng phải ráng”, chị Thùy Trinh tươi cười nói. Có những gia đình lỡ để thời gian trôi qua một cách đáng tiếc khi con kết thân với điện thoại, với game chỉ vì ba mẹ chậm làm bạn với con, lười chơi chung. 

Chơi cùng con không phải là mất thời gian mà là thời gian… “được”, một sự đầu tư không rủi ro và siêu lợi nhuận trong “thị trường chứng khoán” trái tim.

Cho nên, dù mai này “bình thường mới”, cơ hội công việc có thể phong phú hơn giai đoạn giãn cách, anh chị vẫn sẽ ưu tiên gia đình, không để việc cuốn đi, rồi lại bị gạch tên trong “nhóm bạn” nhà mình.

Bé Na với sáng kiến vừa ngủ vừa canh giữ… đồ chơi
Bé Na với sáng kiến vừa ngủ vừa canh giữ… đồ chơi

 “Bỏ ống” những gì cho ngày mai?

Dịch giã và giãn cách là vết hằn đáng nhớ trong tâm trí mỗi người. Từ đây, dù nhiều dù ít, mỗi gia đình cũng thiết kế lại; những nếp nghĩ, nếp sống được tái tạo và duy trì. Với chị Thùy Trinh, thời gian qua với bao biến cố của gia đình, đất nước và thế giới đủ để chị chiêm nghiệm giá trị của hai chữ “dự phòng”. Đó là những tích lũy quý báu giúp mỗi người mỗi nhà thăng bằng, dù nghịch cảnh ập đến.

Dễ thấy nhất là dự phòng về kinh tế bằng phấn đấu làm việc, tạo thu nhập và tiết kiệm để có tích lũy. Có lần bé Na chợt hỏi: “Mẹ ơi! Thiết yếu là gì hả mẹ?”. Với lứa tuổi của con, chị chỉ giải thích nôm na: “Mặc chỉ cần lành lặn, ấm, không cần quá đẹp, quá sang; ăn chỉ cần no, không cần quá ngon”. Hiểu rồi, bé đã biết cất lại đồ ăn thừa, không vứt bỏ vì đó là vứt bỏ đi phần thiết yếu trong cuộc sống của mình; lẽ khác, còn có bao người cần.

Ghiền món ba rọi nướng, nhưng mùa dịch đến, các con nhắc nhau ăn thịt phải kèm với cơm chứ đừng ăn không như trước. Trong giãn cách, “nhà hàng BBQ” của anh em Na cũng tạm đóng cửa, phần vì khó tìm được than để nướng, phần vì ngại mùi thơm bay sang “khiêu khích” hàng xóm (biết đâu có ai đó đang thiếu hụt như mẹ thời còn trọ học ngày xưa). Mặc dù mất thu nhập do 5 tháng nghỉ dịch nhưng gia đình vẫn trích tiền chia sẻ khó khăn cho bà con trong xóm, hỗ trợ chút ít cho cán bộ khu phố tham gia chống dịch; qua đó dạy các con phải biết sống chia sẻ với cộng đồng.

“Ngân hàng” sức khỏe cũng quan trọng không kém ngân khố gia đình. Giãn cách là thời gian cả nhà chị gia tăng tập thể dục, tập thở để trang bị “áo giáp sắt” chống lại bất cứ kẻ thù nào. Chị Trinh cũng lần đầu thử đếm mình lắc vòng khoảng bao nhiêu cái thì nồi cơm được nấu chín. Nội quy gia đình được siết chặt hơn với giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, thời lượng được phép xem ti vi, điện thoại trong ngày. Vừa là kỷ luật vừa là khuôn khổ cơ bản để xây dựng thói quen điều độ. 

Hai mẹ con tha hồ chiếm sóng trên “đài truyền hình nhà làm”
Hai mẹ con tha hồ chiếm sóng trên “đài truyền hình nhà làm”

Những trải nghiệm đã qua cho thấy ai ít tự nấu ăn, pha chế thức uống, sửa chữa đồ đạc trong nhà, các thao tác trên thiết bị điện tử… sẽ bị động, thiệt thòi. Vì vậy, anh chị luôn tạo cơ hội cho các thành viên rèn kỹ năng tự phục vụ theo khả năng của mình, không trông chờ người khác làm thay.

Mấy tháng “ở đâu yên đó”, căn bếp nhà chị Thùy Trinh càng rộn ràng khi cùng thử làm bánh mì, bánh bao, bánh bông lan, nấu sương sâm, sương sáo… Không ngờ cả nhà chế biến ra nhiều món ngon hết sảy mà rẻ tiền. Bộ sưu tập trứng bồng bềnh, lốc xoáy, ngâm tương, rang me, trứng chiên nước mắm… quá hấp dẫn và đáng nhớ vì gắn với phong cách riêng của từng “đầu bếp”. 

Một vài tuần không may phải cách ly tại nhà, trong phòng riêng, chị Thùy Trinh đếm yêu thương của ba cha con qua từng món ăn được chăm chút. Bất ngờ nhất là chiếc máy bay giấy ai bắn vèo qua phòng chị. Khi thì “I love you” khi thì “con yêu mẹ” khi lại “mẹ yêu bé Na”… cánh máy bay với dòng chữ non nớt, ý từ ngây thơ mà đong đầy nhớ nhung của cô công chúa nhỏ làm chị ứa nước mắt. 

“Nếu yêu thương thì hãy thể hiện, bộc lộ ra, người nhận sẽ vui và hạnh phúc lắm!”, chị đã nghe được lời nhắn từ chiếc máy bay giấy và áp dụng ngay từ bước chân đầu tiên rời khỏi căn phòng sau thời gian cách ly.

Tô Diệu Hiền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.