PNO - Thương ba bệnh nằm một chỗ nhiều năm nay, mẹ bị tật ở chân chẳng khi nào không đau nhức, Trần Thị Anh Thư tự "khép" cánh cửa đại học, chọn học cao đẳng để nhanh được đi làm, nhẹ gánh tiền học phí cho mẹ.
Trần Thị Anh Thư chụp ảnh cùng mẹ là chị Phạm Thị Kim Loan (46 tuổi) bên ngoài hội trường Hội Liên hiệp Phụ Nữ TPHCM, nơi em vừa được nhận học bổng Nữ sinh hiếu học vượt khó của Báo Phụ Nữ TPHCM. Anh Thư là một trong 275 nữ sinh của chương trình được tuyên dương vì thành tích học tập tốt, vượt lên nghịch cảnh. Lúc này, em vừa mới khóc, mắt còn đỏ hoe. |
Từ nhỏ, Anh Thư sớm nhận ra gia cảnh của mình không được như những bạn bè trang lứa. Mẹ bị sốt bại liệt năm 15 tuổi, đôi chân teo dần, yếu ớt. Ba em cũng bị sốt bại liệt từ năm 4 tuổi, đến vài năm trở lại thì bị tai biến, nằm một chỗ, không nói được. Sẵn mang nhiều bệnh từ trước, ba của Anh Thư thuộc vào ca bệnh viện "chê", trả về, mọi gánh nặng tài chính đều đổ lên vai mẹ với chiếc bàn may con con tại nhà. |
Chị Kim Loan nói gia đình 3 người nhưng gần như rệu rã, chẳng biết cách nào để thấy tươi sáng hơn. "Nay con tốt nghiệp 12, vì thấy ba mẹ nghèo nên 2 tuần qua con xin làm thêm ở siêu thị. Chuyện học, bé cũng tự chọn trường cao đẳng vì thấy học phí đại học cao quá, lại mất nhiều thời gian, khó thể đi làm thêm. Tôi buồn vì không lo được, nhiều lúc ứa nước mắt thương con bé còn nhỏ mà sớm bươn chải", chị Loan nói. Đây là hình ảnh lúc chị thấy con gái nhận học bổng trở ra, vỡ oà vì nhờ phần học bổng, con có tiền mua thêm dụng cụ học tập để đến trường. |
Chị Kim Loan đi lại khó khăn nhưng chị nói bản thân may mắn hơn chồng và nhiều người bởi còn có thể đi lại, giao tiếp. Điều khiến chị lo lắng là thời gian sắp tới của Anh Thư khi con vào cao đẳng, tiền học phí chị chưa có đủ, tiền mua thuốc men cho chồng vẫn nợ mới chồng nợ cũ, chị sợ con nản lòng, không đủ mạnh mẽ để học tiếp. |
Cùng với Anh Thư, nhiều nữ sinh có hoàn cảnh khó khăn khác cũng được tiếp sức với phần học bổng từ Báo Phụ Nữ TPHCM. Trong ảnh là nữ sinh Quỳnh Hương, học lớp 7, Trường THCS Trần Huy Liệu cùng bà ngoại Nguyễn Thị Kim Lanh (65 tuổi). Bà Lanh cho biết từ nhỏ, ba mẹ Quỳnh Hương ly thân, cháu lớn lên dù không có điều kiện kinh tế tốt, không trọn vẹn tinh thương nhưng may mắn khi còn có ông bà kề cạnh, chăm lo. |
Em Huỳnh Thị Thu Hoàng chăm chú theo dõi câu chuyện của hai bạn nữ sinh đang giao lưu trên sân khấu. Thu Hoàng cho biết từ nhỏ, sau khi ba mất, em hay hỏi vì sao mình không có ba, vì sao gia đình không được như các bạn bè đồng trang lứa. Câu hỏi đó cứ đeo đuổi mãi những năm tiểu học, đến khi lên trung học, Thu Hoàng thấy mẹ làm lụng vất vả để nuôi 2 anh em, nhiều lúc buồn cũng không biết nói cùng ai nên em thương, hiểu cho nỗi lòng của mẹ. Thu Hoàng nuôi ước mơ giành được học bổng để đi du học, thành tài để phụng dưỡng mẹ. |
Với những gia đình có điều kiện, dường như nỗi lo chọn ngành học, chọn nghề dễ thở hơn. Còn với những em sinh ra trong gia đình khốn khó, mỗi quyết định đều phải cân nhắc, có khi tạm gác ước mơ. Như Nguyễn Ngọc Phương Thảo, học sinh Trường THPT Giồng Ông Tố, ba em mất sức lao động sau đợt tai biến mạch máu não, mẹ với xe bánh mì nhỏ bữa đông, bữa vắng khách. Em thích học vẽ, muốn thi ngành thiết kế nhưng suy tính khá nhiều vì học phí của ngành cao, sợ mẹ càng thêm vất vả. Phương Thảo có nghĩ đến chuyện nếu không đủ điều kiện học, em sẽ theo xe bánh mì của mẹ và tìm thêm món hàng nào đó để buôn bán. Thời gian qua, em có thử làm một số đồ handmade để bán kiếm tiền và cũng nhận về một số lời khen. |
Cầm trên tay giấy chứng nhận nữ sinh vượt khó học giỏi, Phương Thảo nói đôi lúc, vì gia đình khó khăn, em tạm gác điều mà em mong muốn thực hiện để chọn một việc khác phù hợp với hoàn cảnh. "Buồn thì có buồn nhưng em luôn lạc quan, em thấy bản thân cũng còn may mắn hơn nhiều bạn khác. Cứ cố gắng, em nghĩ ngày mai sẽ tốt hơn", Phương Thảo chia sẻ. |
Em Trần Thị Doanh Doanh, học sinh lớp 9 Trường THCS Võ Thành Trang, quận Tân Phú khóc khi được gợi về hoàn cảnh cuộc sống hiện tại. Bên cạnh em là bà nội, người cưu mang, lo lắng cho em suốt nhiều năm qua. Thường ngày, hai bà cháu đi bán vé số để có đồng ra, đồng vào. Dù khó khăn, bà của Doanh Doanh muốn em vẫn phải đến trường để có con chữ, mai sau tự nuôi sống bản thân, không phải vất vả như cuộc đời của bà. |
Ba qua đời vì COVID-19, chỉ còn mẹ đang làm công nhân, gồng gánh đồng lương ít ỏi để nuôi 3 anh chị em, Minh Như, học sinh chuyên Văn Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong vui vì được nhận học bổng trước thềm năm học mới. Em nói trở ngại trong cuộc sống không phải là điểm dừng, mà là động lực để em cố gắng hơn. Mỗi lần cảm thấy khó khăn, em nhìn vào sự nỗ lực, cố gắng của mẹ để bản thân tiếp tục học tập, phấn đấu. |
Câu chuyện của các nhân vật tại buổi trao học bổng khiến nhiều người có mặt xúc động. |
Bà Lý Việt Trung, Tổng biên tập Báo Phụ Nữ TPHCM trao quà cho các nữ sinh vượt khó học giỏi. Tại buổi trao học bổng, bà Lý Việt Trung chia sẻ: "Quỹ học bổng chỉ mong chia sẻ bớt gánh nặng cho những gia đình khó khăn, góp một phần nhỏ tạo cơ hội cho các em nữ sinh có những đổi thay trong cuộc sống". |
Chương trình học bổng Nữ sinh hiếu học vượt khó được Báo Phụ Nữ TPHCM thực hiện từ năm 1991, ban đầu chỉ với 61 suất. Đến nay, sau 31 năm thực hiện với hơn 8.500 suất học bổng, tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng, nhiều ước mơ đã được chương trình chắp cánh, nhiều hoàn cảnh đã được động viên, sẻ chia kịp thời. |
Diễm Mi - Tam Nguyên
Chia sẻ bài viết: |
Trong quá trình thi công cải tạo hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Tây Sơn (Hà Nội), nhóm công nhân phát hiện nhiều tiểu quách, bên trong có hài cốt.
Bằng thủ đoạn cho số trúng độc đắc, một phụ nữ ở Long An bị lừa 41 lần với tổng số tiền gần 400 triệu đồng.
3 giám đốc trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng bị HĐXX TAND tỉnh Quảng Ngãi xử phạt cải tạo không giam giữ.
Ngày 21/11, Tòa Gia đình và người chưa thành niên đã tuyên phạt Mehtar Tani Khadir (quốc tịch Algeria) 1 năm tù về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.
Ngày 21/11, UBND TPHCM đã có quyết định ban hành giá vé dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện trên tuyến đường sắt đô thị số 1...
Chiếc xe gom rác chạy trên cầu treo Bình Thành (Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) thì bất ngờ lao xuống sông Hương khiến 2 người trên xe mất tích.
Nhiều loại cây trái chỉ được sử dụng tươi hoặc chế biến thủ công, nhưng khi “qua tay” của các chị, chúng trở thành hàng hóa xuất khẩu đi khắp thế giới.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với các địa phương có dự án cao tốc đi qua tại khu vực ĐBSCL để gỡ những khó khăn đang vướng phải.
Ngoài trụ sở UBND quận 1, trụ sở Cục Hải quan, đền thờ Trần Hưng Đạo và mộ ông Binh Bộ kiểm duyệt ty... cũng được xếp hạng di tích đợt này.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, hiện đã có dự án đường sắt riêng để kết nối Hà Nội - Lạng Sơn và TPHCM - Cần Thơ.
Việc triển khai các biện pháp xử lý bao gồm cả dự án, công trình dừng thi công, chậm tiến độ, trụ sở, công sở không hoặc sử dụng chưa hiệu quả.
TAND tỉnh Long An vừa tuyên tử hình đối với bị cáo Mển về hành vi vận chuyển 25kg ma túy qua biên giới.
Ngày 20/11, UBND tỉnh Cà Mau cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
ĐBQH Dương Khắc Mai khẳng định, nguồn lực trong dân còn rất lớn, nếu phát hành trái phiếu với lãi suất đủ hấp dẫn, người dân sẵn sàng mua.
Sau tiếng động mạnh, nam công nhân được nhiều người khác ôm ra khỏi công trình, đưa lên xe đi cấp cứu.
Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại TPHCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.
Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đã bàn giao 100% mặt bằng, chỉ còn khoảng 200m tuyến nối nằm trên địa bàn TP Cần Thơ vướng bãi rác.
Hơn 6.000 thầy cô và sinh viên, học sinh ở TPHCM tham gia, loại bỏ gần 21.500 sản phẩm quảng cáo tín dụng đen, quảng cáo sai quy định.