Đúng ngày người người ra đường đón mừng Quốc Khánh, nghệ sĩ ưu tú Hán Văn Tình phải nhập viện, và đối đầu với căn bệnh ung thư phổi quái ác, để rồi hôm nay nghệ sĩ ra đi để lại cho mọi người nỗi tiếc thương vô cùng to lớn. Người hâm mộ đang bàng hoàng chưa nguôi thì hay tin ca sỹ Minh Thuận cũng đang phải chống chọi với căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư phổi là căn bệnh cướp đi tính mạng của nhiều nghệ sĩ và đe dọa mạng sống của cả người không hút thuốc.
1. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư phổi
Nguyên nhân đến từ thói quen khó bỏ - Hút thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Bác sĩ Huỳnh Phước Sang chia sẻ trên trang cá nhân rằng: “Cứ 10 người bị ung thư thì có 8,5 người có hút thuốc, còn 1,5 người còn lại thì có tỉ lệ rất cao với khói thuốc! Ung thư phổi thì thuộc loại ác tính cao, 10 người thì chết hơn 9 người, mỗi đợt điều trị tốn cả trăm triệu.
Trong khói thuốc lá có 73 chất gây ung thư và gây thêm 12 loại ung thư khác ngoài ưng thư phổi. Khói ở đầu điếu thuốc thì độc hại gấp nhiều lần so với khói được hút qua đầu lọc, có nghĩa người bị hít khói có khả năng mắc bệnh còn cao hơn người hút.
Đa số những người nghiện thuốc đều biết rõ điều này nhưng họ vẫn không đủ nghị lực để bỏ thuốc.
Hút thuốc thụ động - nguy cơ mắc ung thư phổi còn cao hơn những người hút trưc tiếp
Khói thuốc được Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) xếp vào các chất gây ung thư bậc 1. Theo Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO), trong khói thuốc có khoảng 4000 chất hóa học, trong đó có 40 chất được xếp vào loại gây ung thư gồm những chất như nicotin, oxide carbon, hắc ín và benzene, formaldehyde, ammonia, acetone, arsenic, hydrogen cyanide ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.
Khói thuốc có thể tồn tại trong không khí hơn 2 giờ, ngay cả khi không còn nhìn hoặc ngửi thấy nữa. Do đó, những người thường xuyên sống hoặc làm việc cạnh người dùng thuốc lá có thể tiếp nhận lượng khói thuốc tương đương việc hút 5 điếu mỗi ngày.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, cứ mỗi giờ ở cùng phòng với một người hút thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 100 lần so với việc sống 20 năm trong tòa nhà chứa chất độc asen.
Jean-Marc Olivier, Trưởng đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, cho rằng hút thuốc lá là "giết người vô tội, khiến người khác mắc bệnh và chết một cách oan uổng".
Bên cạnh đó còn do một số nguyên nhân khác như: Ô nhiễm không khí, di truyền, các bệnh ở phế quản phổi.
Gen di truyền cũng là một nguyên nhân khiến bạn bị ung thư phổi. Nếu bạn đã từng có bố mẹ, anh chị... từng bị mắc ung thư phổi trước tuổi 60 thì nguy cơ bạn có thể mắc bệnh này lên tới 5-10%.
2. Những biểu hiện hay triệu chứng của ung thư phổi
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư phổi bắt đầu lặng lẽ, thường là không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo trong giai đoạn đầu. Khi bệnh trở nên nặng hơn, các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:
- Ho dai dẳng.
- Đau ngực, đặc biệt là khi hít thở sâu.
- Thở khò khè hoặc khó thở.
- Ho có đờm hoặc máu.
- Mệt mỏi.
|
Ho ra máu, mệt mỏi, khó thở... triệu chứng của căn bệnh ung thư phổi |
3. Cách phòng tránh bệnh ung thư phổi
GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khuyến cáo: “Để đề phòng bệnh ung thư phổi, cần bỏ thói quen hút thuốc lá. Những đối tượng có nguy cơ cao, nhất là có hút thuốc lá, cần chụp X-quang phổi định kỳ mỗi năm. Nếu có các biểu hiện ho kéo dài, đau ngực không rõ nguyên nhân, ho ra máu... cần đi khám BS ngay nhằm xác định chính xác nguyên nhân để điều trị triệt để. Nếu làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có nhiều bụi, khói, phải thực hiện các biện pháp chống bụi, khói; trang bị các phương tiện bảo vệ như khẩu trang, mặt nạ chống độc…”.
Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, cần có một chế độ ăn uống hợp lý. Trong các cuộc khảo sát nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và ung thư phổi thì ngoài số lượng trái cây rau củ ăn mỗi ngày, việc đa dạng hóa các loại rau quả cũng rất quan trọng.
Nước ép lựu có khả năng ngăn chặn tiến triển bệnh unng thư phổi. Những người ăn nhiều táo cũng có cơ hội hạn chế nguy cơ mắc bệnh này lên tới 50% nhờ vào hàm lượng các chất flavonoid (quercetin và naringin) rất dồi dào trong loại trái cây này.
Hàng nằm trong danh sách những thực phẩm giàu quercetin và naringin. Do đó, càng ăn nhiều hành, khả năng mắc ung thư phổi càng giảm. Cần phải tránh các loại đồ uống có cồn như rượu, bia. Hãy cẩn trọng trong việc bổ sung vitamin và các khoáng chất bổ sung. Có một số vitamin và khoáng chất bổ sung có thể gây trở ngại cho việc điều trị, do đó, không nên sử dụng tùy tiện mà phải tuân theo quy định của bác sĩ.
Trịnh Tuyển (Nguồn: TH)