Ukraine giải tán cảnh sát đặc nhiệm chống bạo động

26/02/2014 - 19:49

PNO - PNO – Ngày 26/2, quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cho biết cảnh sát đặc nhiệm chống bạo động Berkut, đơn vị bị đổ lỗi đã gây ra cái chết của nhiều người biểu tình, đã bị giải tán.

edf40wrjww2tblPage:Content

Ukraine giai tan canh sat dac nhiem chong bao dong

Đơn vị cảnh sát đặc nhiệm Berkut bị cáo buộc đã đàn áp tàn bạo những người biểu tình - Theo: Reuters

Đơn vị đặc nhiệm Berkut có 4.000-5.000 thành viên, được bố trí trên khắp Ukraine, và là một bộ phận trong các cơ quan an ninh và thực thi luật pháp từ lâu bị tố cáo vi phạm nhân quyền.

Chưa rõ chuyện gì sẽ xảy ra với các thành viên Berkut, nhưng ông Avakov cho biết chi tiết sẽ được công bố trong một cuộc họp báo ngày 26/2. Chiều cùng ngày, nội các mới sẽ ra mắt người biểu tình tại Kiev.

Cũng trong ngày 26/2, Tổng thống tạm quyền Turchynov tuyên bố ông đã tiếp nhận trọng trách người đứng đầu lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych bỏ chạy khỏi Kiev cuối tuần qua hiện vẫn bặt vô âm tín. Chính phủ lâm thời đã ban hành một lệnh bắt ông Yanukovych và Quốc hội đã bỏ phiếu đưa vụ việc của ông ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở La Hay (Hà Lan).

Hãng tin BBC cho biết, bất kỳ chính phủ mới nào cũng sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức, với nhiều lĩnh vực của chính phủ ở Ukraine cần cải cách khẩn cấp.

Ngày 26/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi các nước lên án tâm trạng "chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phát xít" ở phía tây Ukraine. Ông Lavrov kêu gọi OSCE lên án "những lời kêu gọi cấm tiếng Nga, nhằm “tước đoạt quyền công dân của cư dân nói tiếng Nga và hạn chế tự do ngôn luận".

Nga miêu tả việc lật đổ ông Yanukovych như một hành động tiếm quyền bạo lực của phe đối lập, và bày tỏ sự lo ngại về vai trò của các đảng cực hữu trong các cuộc biểu tình chống lại ông ta.

Các nước Mỹ và EU đã ủng hộ rộng rãi việc phe đối lập tiếp quản quyền lực và “không coi Ukraine là một cuộc chiến”, đồng thời bày tỏ sự quan ngại về chủ nghĩa ly khai đang xuất hiện ở phần Đông của đất nước.

Nhiều cư dân nói tiếng Nga ở phía Nam và phía Đông của Ukraine phản đối các hành động của chính phủ lâm thời ở Kiev. Đặc biệt, căng thẳng gia tăng ở Crimea, nơi đang diễn ra hai cuộc biểu tình lớn chống ban lãnh đạo lâm thời Ukraine.

Crimea - nơi người Nga chiếm đa số - đã được Moscow chuyển giao cho Ukraine từ năm 1954. Việc thay đổi chính phủ tại Kiev đã đặt ra câu hỏi về tương lai của căn cứ hải quân của Nga tại thành phố cảng Sevastopol ở Crimea mà Tổng thống Yanukovych đã gia hạn cho thuê đến năm 2042.

Hầu hết các chuyên gia tin rằng các nhà lãnh đạo mới ở Kiev sẽ không thúc đẩy việc rút hạm đội Nga, vì điều này có thể đe dọa sự ổn định trong nội bộ Ukraine cũng như mối quan hệ mong manh của nước này với Nga.

THIỆN ĐẠO (Theo BBC, AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI