Ukraine bên bờ vực chiến tranh

03/03/2014 - 08:11

PNO - PN - Cuối cùng, điều lo ngại sau thắng lợi của “cuộc cách mạng biểu tình” ở Kiev đã xuất hiện dưới một lựa chọn chết chóc: Ly khai hay chiến tranh? Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Đông Âu này bị thách thức...

edf40wrjww2tblPage:Content

Theo các nhà phân tích quốc tế, nguy cơ xảy ra chiến tranh là có thực, khi ngày 1/3, Hội đồng Liên bang Nga, tức Thượng viện Nga, đã phê chuẩn cho Tổng thống Vladimir Putin quyền sử dụng quân đội ở Ukraine để “bảo vệ lợi ích của Nga và của những người nói tiếng Nga ở Ukraine”. Ông Putin nhấn mạnh, điều này không giới hạn ở điểm nóng hiện tại là bán đảo Crưm “nếu bạo lực tiếp tục lan rộng ở các khu vực phía Đông Ukraine”.

Ukraine ben bo vuc chien tranh

Ukraine ben bo vuc chien tranh

Binh lính Nga ở Crimea (ảnh: Getty Images, Reuters)

Thực tế, bạo lực đã lan rộng tại các thành phố lớn ở Ukraine, đặc biệt là tại Donetsk, thành trì truyền thống của ông Yanukovych và Kharkiv (Kharkov), thành phố lớn thứ hai của Ukraine. Người biểu tình thân Nga và các lực lượng thân chính phủ Kiev đã đụng độ đổ máu khi đánh chiếm các tòa nhà chính quyền địa phương, như kịch bản đã xảy ra tại nước Cộng hòa tự trị Crưm những ngày cuối tháng Hai vừa qua.

Trước diễn biến này, ngày 2/3, Hội đồng An ninh quốc gia Ukraine đã ban hành lệnh tổng động viên. Trước đó, Tổng thống tạm quyền Alexander Turchinov ra lệnh cho lực lượng vũ trang Ukraine trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Cũng trong ngày 2/3, Cơ quan Di trú Liên bang Nga (FMS) xác nhận, kể từ khi quan hệ Nga-Ukraine leo thang căng thẳng đến nay, đã có 143.000 người Ukraine nói tiếng Nga chạy sang các tỉnh Rostov, Bryansk và các thành phố Belgorod, Kursk trên đất Nga.

Ukraine ben bo vuc chien tranh

Đụng độ giữa những người biểu tình thân Nga và thân Kiev (ảnh: AP)

Ukraine ben bo vuc chien tranh

Không khí Ukraine đang nóng lên từng giờ theo mức độ gia tăng sự “quyết liệt” của Moscow cũng như Kiev, khiến các nhà lãnh đạo phương Tây và thế giới hết sức quan ngại.

Trong cuộc điện đàm 90 phút ngày 1/3 giữa hai vị nguyên thủ, khi Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh sự tồn tại của “các mối đe dọa thực sự đối với tính mạng, sức khỏe của công dân Nga và hàng triệu đồng bào sống ở Ukraine”, thì Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, Nga đã “vi phạm luật pháp quốc tế” khi triển khai quân đội tại Ukraine và cảnh báo Mỹ và các nước đồng minh sẽ trả đũa.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon kêu gọi Moscow và Kiev “phục hồi ngay lập tức đối thoại bình tĩnh và trực tiếp”, trong khi Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen phát biểu: “Cần làm dịu ngay tình hình tại Crưm”.

Sau khi Quốc hội Nga chấp thuận đề nghị của Tổng thống Putin gửi quân tới Ukraine, Hội đồng Bảo an LHQ đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp rạng sáng 2/3 (theo giờ Hà Nội). Tuy vậy, cuộc họp khó có được kết quả thiết thực, vì Nga là thành viên thường trực của Hội đồng và có quyền phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào do các thành viên khác đề xuất. Các quan chức NATO và EU sẽ có các cuộc họp khẩn cấp về tình hình Ukraine trong ngày hôm nay (3/3).

Ngày 2/3, Thủ tướng Canada Stephen Harper đe dọa có thể cùng Washington tẩy chay Hội nghị thượng đỉnh G-8 tổ chức vào tháng Sáu tới tại Nga như một phản ứng về “sự can dự về quân sự của Moscow vào Ukraine”, đồng thời triệu hồi đại sứ tại Nga về nước.

Hãng AFP dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói Moscow đang “mạo hiểm với hòa bình và an ninh khu vực” khi triển khai quân tại Ukraine; đồng thời cảnh báo về “tác động nghiêm trọng” đối với quan hệ Mỹ-Nga.

 THIỆN ĐẠO
(Theo Reuters, AFP, RIA)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI