Úc bắn hạ hơn 5.000 con lạc đà để bảo tồn nguồn nước và thực phẩm trong hạn hán

15/01/2020 - 12:05

PNO - Hơn 5.000 con lạc đà bị giết trong 5 ngày “tàn sát” ở Úc khi chúng đe dọa nguồn thực phẩm, nước uống của các cộng đồng bản địa giữa hạn hán.

Những tay súng trên các máy bay trực thăng nhắm vào những đàn lạc đà hoang dã tại các khu định cư nông thôn ở vùng bị hạn hán ở Nam Úc.

Các nhà lãnh đạo thổ dân cho biết những đàn gia súc lớn đe dọa nguồn thực phẩm và nước uống vốn khan hiếm, làm hư hại cơ sở hạ tầng và tạo ra mối nguy hiểm cho các tài xế.

Hơn 5.000 con lạc hoang dã đã đã bị tiêu diệt trong chiến dịch 5 ngày, kết thúc hôm 12/1.
Hơn 5.000 con lạc hoang dã đã đã bị tiêu diệt trong chiến dịch 5 ngày, kết thúc hôm 12/1.

Úc được cho là có số lượng lạc đà hoang dã lớn nhất thế giới sau khi chúng được đưa đến lục địa vào những năm 1840.

Richard King, tổng giám đốc của Anangu Pitjantjatjara Yankunytjatjara (APY) Lands - nơi sinh sống của khoảng 2.300 người dân bản địa - cho biết chiến dịch tiêu hủy đã kết thúc vào Chủ nhật 12/1.

Ông King cho biết hôm 14/1: "Chúng tôi đánh giá cao mối quan tâm của các nhà hoạt động vì quyền động vật, nhưng thông tin của họ sai lệch đáng kể về thực tế cuộc sống đối với động vật hoang dã ngoại lai, ở những nơi khô cằn và hẻo lánh nhất trên trái đất”.

“Là người trông coi đất đai, chúng ta cần đối phó với một loại dịch hại nhằm bảo vệ nguồn cung cấp nước có giá trị cho cộng đồng và đặt cuộc sống của mọi người, bao gồm trẻ nhỏ, người già và hệ động thực vật bản địa lên hàng đầu”.

Đợt hạn hán năm 2019 với những trận cháy rừng đi kèm được cho là thiên tai kỷ lục tại xứ sở chuột túi.
Đợt hạn hán năm 2019 với những trận cháy rừng đi kèm được cho là thiên tai kỷ lục tại xứ sở chuột túi.

Ông King cho biết những con lạc đà suy yếu thường xuyên bị mắc kẹt và chết trong các hố nước, làm ô nhiễm nguồn nước cần thiết của người dân địa phương, động vật và chim bản địa.

Mặt khác, thời kỳ khô hạn kéo dài không xa lạ đối với động vật hoang dã bản địa, lại có thể dẫn đến sự đau khổ tột cùng cho lạc đà hoang dã.

Các quan chức APY cho biết hoạt động kiểm soát số lượng đã “xóa sổ” hơn 5.000 con lạc đà.

Biện pháp được đưa ra khi Úc trải qua thời kỳ nóng nhất và khô nhất vào năm 2019, với hạn hán nghiêm trọng khiến một số thị trấn cạn nước và châm ngòi những đám cháy rừng tàn khốc, tàn phá miền đông nam nước này.

Lạc đà lần đầu tiên được giới thiệu đến Úc vào những năm 1840 để hỗ trợ cho việc khám phá vùng nội địa rộng lớn của lục địa này, với khoảng 20.000 cá thể nhập khẩu từ Ấn Độ trong sáu thập kỷ sau đó. Ước tính chính thức cho thấy có hơn một triệu con lạc đà hoang dã đang “du cư” trên các sa mạc nội địa của đất nước.

Chúng được coi là một loài gây hại, vì làm bẩn nguồn nước và chà đạp hệ thực vật bản địa trong khi tìm kiếm thức ăn trên khoảng cách rộng lớn mỗi ngày.

Lạc đà được đưa đến châu Úc vào khoảng những năm 1840 để phục vụ công cuộc thám hiểm, khai hoang. Nhưng số lượng của chúng đã vượt ra ngoài kiểm soát.
Lạc đà được đưa đến châu Úc vào khoảng những năm 1840 để phục vụ công cuộc thám hiểm, khai hoang. Nhưng số lượng của chúng đã vượt ra ngoài kiểm soát.

Các chủ sở hữu truyền thống ở APY Lands trong nhiều năm đã tập hợp và bán hết những con lạc đà hoang dã. Nhưng gần đây, họ đã "không thể quản lý quy mô và số lượng lạc đà tụ tập trong điều kiện khô hạn".

Linh La (Theo Daily Mail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI