U90 vẫn yêu…

19/08/2021 - 06:02

PNO - Ông bà luôn muốn truyền tải thông điệp qua lối sống tích cực: “Tuổi tác chỉ là con số, già cỗi hay trẻ trung phụ thuộc vào tâm hồn".

Cặp vợ chồng bà Cao Diễm Tuyết và ông Vũ Học Hải đã vượt qua mốc kỷ niệm đám cưới ngọc bích (55 năm). Tính đến bây giờ, ông bà đã sống với nhau hơn 57 năm. Về chung nhà từ năm 1964, phương châm muốn hôn nhân bền lâu của ông bà là cần phải biết “chín bỏ làm mười”.

Đẹp nhưng không kiêu

Cao Diễm Tuyết là cô gái Hà Nội lớn lên trong một gia đình gia giáo, được ông bà, cha mẹ dạy dỗ kỹ lưỡng. Dù đi bất cứ đâu, nét cổ xưa con gái Hà thành không hề bị pha tạp. 

Mặc dầu có nhiều người theo đuổi nhưng cô gái ấy không cao ngạo. Cô chọn người yêu, chọn chồng theo tiêu chuẩn rất thực tế và một khi đã chọn được người chung nhà, cô có nguyên tắc: không làm bạn đời của mình phải khổ. 

Ông Vũ Học Hải năm xưa là một chàng trai hào hao, phong nhã, cao ráo, điển trai và có công việc tốt trong ngành giáo dục. Anh yêu cô gái vì cô không biết nhõng nhẽo, không đòi quà. 

Khi về chung một nhà, đôi vợ chồng đều tài sắc cùng thống nhất quan điểm “sống đơn giản, không cầu kỳ giả tạo và nhất định phải tôn trọng nhau”. 

Thời bao cấp, thu nhập của cả hai vợ chồng không nhiều, cuộc sống thiếu thốn vật chất khiến họ cùng nhau chịu khó làm thêm ngoài giờ làm chính thức để có thêm thu nhập nuôi con. 

Bình tĩnh khi chồng say nắng

Khi được hỏi về thử thách trong hôn nhân, cô Diễm Tuyết thổ lộ: “Hôn nhân và cuộc sống đâu phải toàn màu hồng. Có cả giai đoạn hồi trẻ chồng mình cũng từng bị say nắng. Nhưng tôi bình tĩnh lắm.

Tôi yêu cầu chồng nói chuyện nghiêm túc, rồi phân tích đúng sai, tìm ra nguyên nhân, đặt ra các tình huống cùng hậu quả… để cả hai cùng nhìn nhận vấn đề, và anh ấy tự tìm ra giải pháp”. 

Khi bình tĩnh thì mọi việc có thể giải quyết theo cách tốt nhất, cô đã tha thứ bằng suy nghĩ: “Chồng mình hẳn là người đàn ông tốt đẹp thì mới có nhiều bóng hồng vây quanh. Chứ thử nghĩ mà xem, có cô gái nào muốn gần một anh xấu xa, vô duyên, kém tài”. 

Anh và em cùng vào bếp

Vợ chồng đều đồng thuận quan điểm “cái bếp là trái tim của gia đình, và đó không phải của riêng bà vợ”. Vì thế, ông chồng cũng vào bếp và lâu dần cũng nấu ăn ngon không thua bà vợ.

Cô gái Cao Diễm Tuyết luôn giữ cho mình thế tự tin, giữ gìn sắc vóc, trang phục phù hợp… từ hồi trẻ và luôn phấn đấu toàn diện chứ không trì trệ, không ỷ lại thế đàn bà yếu đuối mà thụ động, thụt lùi. 

Thời còn đứng trên bục giảng, cô từng đoạt giải giáo viên dạy giỏi văn cấp thành phố. Cô đã giữ cương vị Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Dũng, là người bồi dưỡng đội tuyển văn của quận Ba Đình, giúp đội tuyển hai năm liền xếp thứ nhất Hà Nội. 

Cô Diễm Tuyết cho biết: “Tôi sống sôi nổi, vui vẻ, hài hước nên gia đình không bị tẻ nhạt. Tôi có niềm đam mê thời trang, du lịch, thể thao… Đời sống tinh thần phong phú nên những người thân sống quanh tôi cũng được ảnh hưởng tích cực từ điều này. Tôi truyền động lực cho chồng, cho con, rồi cho cả cháu nữa”.

Quý bà ấn tượng

Ngày nay, ở độ tuổi ngoài 80, ông bà đã lên chức nội ngoại từ lâu, nhưng luôn khiến nhiều người bất ngờ về độ trẻ trung ở cả ngoại hình lẫn tính cách. 

Ông bà vẫn giữ được sự nhanh nhẹn, minh mẫn, yêu đời và hướng tới cái đẹp. Thời chưa dịch giã, hằng ngày ông bà vẫn bơi lội, vẫn giao lưu, hội hè, thích mặc đẹp và chụp ảnh. Mùa sen thì có bộ ảnh chụp với sen, mùa loa kèn thì có bộ ảnh loa kèn, mùa hoa đào thì có ảnh hoa đào.

Vì thế, cuộc sống của ông bà rất thú vị, họ không an phận với tuổi xế chiều, kể cả lúc ốm đau, thậm chí nằm viện thì vẫn phải suy nghĩ tích cực. 

Ông bà không bị ảnh hưởng bởi quan niệm “người cao tuổi phải mặc nền nã hoặc phải mặc màu nâu, màu đen”. Đặc biệt, bà thường chọn trang phục với các gam nổi bật như đỏ, hồng, tím, cam… Đây là những gam màu mà bà thích từ hồi còn trẻ, nó biểu hiện sự vui tươi, rộn ràng, sôi nổi. 

Nhờ giữ được sức khỏe tốt và tinh thần yêu đời, ngày trước ông bà thường xuyên nắm tay nhau trong các cuộc du lịch ở trong và ngoài nước. Dù đi bất cứ đâu ông bà cũng lưu ảnh theo chủ điểm. Đặc biệt, bà không ngại chọn trang phục nổi bật, thậm chí diện váy hai dây, mang giày cao gót.

Không chỉ vậy, bà còn có thể sử dụng công nghệ thuần thục như lướt Facebook, chụp hình selfie, chỉnh sửa ảnh trên điện thoại.

Theo bà, dù mọi thứ đều tốt, thậm chí có tâm hồn đẹp mà hình thức không đẹp, ăn mặc lôi thôi thì vẫn không hẳn là người thú vị và chưa chắc chồng con sẽ thích. Từ việc không thích sẽ dẫn đến chán nhau, khó có được hạnh phúc. Bởi vậy, bà quan niệm phải cân đối giữa tâm hồn và vẻ đẹp bên ngoài. 

Với mong muốn giao lưu cùng những người phụ nữ trung niên và cao niên khác, năm 2018 bà đã tham gia cuộc thi Hoa hậu Quý bà Polly và lọt vào top 4. Bà được trao giải Quý bà ấn tượng nhờ cách thể hiện xuất sắc ở độ tuổi U80.

Ông luôn đi theo ủng hộ bà và không ngại mặc áo trắng tinh, đeo cà vạt, quần là lượt phẳng phiu. Ông cũng đồng hành trong những chuyến đi gần xa và nhiệt tình tạo dáng cùng bà mỗi khi chụp hình, đến nỗi bất cứ ai nhìn thấy cũng phải ngưỡng mộ, nể phục. 

Vợ chồng bà Cao Diễm Tuyết và ông Vũ Học Hải  luôn khiến nhiều người bất ngờ về độ trẻ trung  ở cả ngoại hình lẫn tính cách
Vợ chồng bà Cao Diễm Tuyết và ông Vũ Học Hải luôn khiến nhiều người bất ngờ về độ trẻ trung ở cả ngoại hình lẫn tính cách

Tuổi tác chỉ là con số

Khi đi du lịch, ông bà thậm chí tham gia chơi những trò cảm giác mạnh như đu dây, tàu lượn, cưỡi ngựa, trượt cỏ.

Ông bà hay nói: “Chúng tôi không bị giới hạn tuổi tác để rồi bó buộc bản thân trong những niềm vui khám phá. Cảm giác chinh phục rất thú vị. Chúng tôi truyền lửa cho con cháu, rằng cần phải dũng cảm thì mới đạt được điều tuyệt vời trong cuộc sống”. 

Ông bà thường thủ thỉ với nhau: “Thời trẻ chúng mình vất vả rồi, nuôi các con trưởng thành rồi. Bây giờ, chúng mình phải vui chơi để vui khỏe, sống những ngày có ý nghĩa. Đây không phải là ích kỷ chỉ biết bản thân mình.

Mà đây chính là sống lành mạnh, văn minh, không tạo áp lực cho con cháu. Mình vui khỏe thì con cháu không tốn tiền thuốc thang tẩm bổ. Rồi con cháu cũng được nhờ vả khi cần thiết. Bọn mình cũng sẽ giúp đỡ con cháu. Như thế thì cả gia đình mới vui khỏe, hạnh phúc”. 

Thái độ sống tích cực của ông bà còn mang lại ảnh hưởng tốt cho con cháu và cộng đồng. Nhìn gương mặt luôn hài lòng của ông bà, những người xung quanh đều cảm thấy vui tươi và tự bản thân muốn vươn tới điều tích cực để có cuộc sống tươi đẹp hơn.

Không “khuôn mẫu” như những người cùng tuổi, ông bà khiến cho người xung quanh thật sự cảm nhận vui vẻ qua lối sống tích cực thể hiện rõ ràng qua gu thời trang, nụ cười tươi tắn trên gương mặt và cách nói chuyện trẻ trung.

Hầu hết mọi người gặp ông bà đều thấy ngưỡng mộ và phấn khích, thậm chí người ta không gọi là ông bà mà gọi là “tỷ, huynh” dẫu tuổi kém nhiều. 

Ông bà luôn muốn truyền tải thông điệp qua lối sống tích cực: “Tuổi tác chỉ là con số, già cỗi hay trẻ trung phụ thuộc vào tâm hồn. Bao nhiêu tuổi không quan trọng, quan trọng là trông như bao nhiêu tuổi mà thôi”. Muốn hôn nhân hạnh phúc bền lâu, người trong cuộc cần phải có suy nghĩ tích cực để lan tỏa cho nhau như bài thơ bà làm tặng ông: 

Thái độ sống tích cực của ông bà mang lại ảnh hưởng tốt cho con cháu
Thái độ sống tích cực của ông bà mang lại ảnh hưởng tốt cho con cháu

“Ừ! Chúng mình ngoài tám mươi 

Không sao! Vẫn nở nụ cười đáng yêu 

Cho dù tuổi đã xế chiều 

Sắc vóc chẳng được mỹ miều như xưa

Không sao! Vẫn cứ yêu người

Yêu người rồi lại nở hoa yêu đời

Yêu nữa, yêu mãi, tim ngừng mới thôi”. 

Khánh Phương 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
  • Trần thị Liên 29-03-2023 19:07:36

    Rất tuyệt vời, vợ chồng mình cũng 70 rồi quen nhau 55 năm, về chung nhà 45 năm nhưng vẫn như hồi son trẻ, sống yêu đời thích du lịch. Luôn tươi trẻ, cởi mở với mọi người, dễ hòa đồng, mong cũng được như vợ chồng ông bà Cao Diễm. Thích công nghệ, đã đi được 61 tỉnh thành và vài nước. Sẽ phấn đấu đi hết 63 tỉnh thành của Việt Nam.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.

  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.