Tuổi 'bẻ gãy sừng trâu' cũng… liệt giường vì loãng xương

11/08/2017 - 14:30

PNO - Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Khoa, bệnh loãng xương là “sát thủ thầm lặng” vì diễn tiến âm thầm, chỉ khi biến chứng hủy xương, gãy xương xuất hiện mới nhận thấy. Do đó, bệnh nhân loãng xương thường chỉ phát hiện bệnh khi ở...

Có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã nặng

Những đối tượng sau đây có nguy cơ cao bị LX thứ phát, cần tầm soát sớm: người có thể trạng nhỏ bé, người ít vận động (dân văn phòng), người mắc các bệnh lý tự miễn (lupus ban đỏ) và rối loạn chuyển hóa (tiểu đường), người bị bệnh lý tuyến giáp. 

Ngoài ra, dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt không hợp lý cũng khiến cơ thể thiếu vitamin D, canxi, ảnh hưởng tới mật độ xương. Tại BV Chợ Rẫy, người trẻ tuổi chiếm khoảng 20% tổng số ca LX dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, phải điều trị nội trú. 

Tuoi 'be gay sung trau' cung… liet giuong vi loang xuong
Loãng xương ở người trẻ thường cảnh báo bệnh lý nguy hiểm đi kèm


Cứ tưởng loãng xương là bệnh chỉ có ở người già, nhưng thực tế, nhiều trường hợp chưa đến 20 tuổi cũng đột ngột bị xẹp đốt sống, gãy chân, vào BV điều trị mới biết nguyên nhân do… loãng xương (LX). LX ở người trẻ đa phần là thứ phát, thường có bệnh lý nguy hiểm đi kèm.

Mới đây, một thanh niên 17 tuổi tên P.K.H., ở Bến Tre, đã được đưa vào Khoa Nội cơ xương khớp - BV Chợ Rẫy trong tình trạng bị biến chứng nghiêm trọng do LX, không đi đứng được, đau lưng dữ dội. Kết quả chụp phim cho thấy nhiều đốt sống của bệnh nhân (BN) bị xẹp, đo mật độ xương thấy rõ là bị LX nặng.

Qua bệnh sử, các BS phát hiện BN này đã mắc bệnh lý nền là lupus ban đỏ (một bệnh lý tự miễn) từ bốn năm nay. Để điều trị lupus ban đỏ, H. phải dùng thuốc chứa chất kháng viêm (corticoid) kéo dài. Do BN không tái khám, tự mua thuốc uống theo toa cũ, lạm dụng corticoid nên dẫn đến LX nghiêm trọng, xương bị hủy làm xẹp đốt sống.

Tuoi 'be gay sung trau' cung… liet giuong vi loang xuong
 

Một trường hợp khác, cũng đến khi vào BV cấp cứu mới biết mình LX là cô T.K.V., sinh năm 1997, người dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk. Hơn một năm nay V. bị đau phần hông, lưng. Gần đây thì đau dữ dội, lan ra đùi, không thể đi lại nổi. Trước khi đến BV Chợ Rẫy, V. đã đi khám ở BV gần nhà nhưng được chẩn đoán là bị yếu liệt hai chân không rõ nguyên nhân.

Tại BV Chợ Rẫy, BN được chỉ định chụp X-Quang, phát hiện cổ xương đùi cả hai chân đều bị gãy do LX nặng. Vì BN còn quá trẻ, TS Nguyễn Đình Khoa - Trưởng khoa Nội cơ xương khớp nghi ngờ LX chỉ là biến chứng của một bệnh lý nguy hiểm đi kèm, nên đã cho BN siêu âm và các xét nghiệm liên quan. Cuối cùng, nguyên nhân là V. bị u tuyến cận giáp làm cơ thể tăng tiết một loại hóc môn gây hủy xương.

Trường hợp của nam bệnh nhân Đ.V.Đ., 35 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM còn nghiêm trọng hơn hai ca trên. Anh Đ. đau lưng kéo dài đã sáu tháng, cường độ ngày một tăng. Kiểm tra, các BS phát hiện anh Đ. bị đa u tủy xương (bệnh lý ác tính) dẫn đến LX, hủy xương nặng.

Những trường hợp bị LX thứ phát khác với LX tự nhiên. LX tự nhiên là cơ chế thoái hóa bình thường của cơ thể khi về già, xuất hiện từ lúc khoảng 55-60 tuổi. Đa phần LX ở người trẻ là LX thứ phát (có bệnh lý nền đi kèm). Điều trị LX thứ phát trước hết phải giải quyết căn nguyên, xử lý bệnh lý nền ổn định, xương sẽ tự phục hồi.

Thanh Huyền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI