Tuổi già sao cho vui?

Tuổi 73 vẫn hăng say làm việc thiện

08/01/2024 - 06:38

PNO - Ở tuổi 73 nhưng bà Thuần và bà Nữ vẫn sống tràn đầy năng lượng, tham gia nhiều hoạt động xã hội để được chia sẻ với mọi người.

Dù đã 73 tuổi nhưng bà Nguyễn Thị Kim Thuần vẫn hăng say cống hiến
Dù đã 73 tuổi nhưng bà Nguyễn Thị Kim Thuần vẫn hăng say cống hiến

Bà giáo của lớp tình thương

Đều đặn mỗi buổi sáng sớm, từ thứ Hai tới thứ Sáu, bà Nguyễn Thị Kim Thuần - 73 tuổi, ở khu phố 3C, phường Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM - đạp xe đến lớp tình thương Ba Thôn dạy học.

Bà tham gia công việc này từ năm 2021, phụ trách lớp Một với khoảng 20-25 học sinh mỗi khóa. Lớp tình thương, nơi những đứa trẻ nghèo, mồ côi, sớm vất vả mưu sinh đến kiếm con chữ là niềm vui sống của bà. 

Vốn là một giáo viên dạy tiểu học, năm 1987, vì cuộc sống gia đình quá khó khăn, bà xin nghỉ dạy để làm việc khác. Đến năm 1993, vì nhớ nghề, bà tham gia dạy phổ cập buổi tối tại quận Bình Thạnh suốt 13 năm. Đến năm 2016, khi các con đã có việc làm ổn định, kinh tế đã “dễ thở”, bà rời Bình Thạnh, chuyển về phường Thạnh Lộc, quận 12 sinh sống. 

Tuổi cao nhưng sức chưa yếu, vẫn đi đứng nhanh nhẹn, nói cười vồn vã, bà Thuần trở thành người “chị lớn” trong đội dưỡng sinh khu phố. Đội tập từ 5g sáng mỗi ngày tại đình thần Giao Khẩu.

Mỗi buổi sáng, mọi người luôn đến sớm để lau dọn vệ sinh, nhang khói trong đình. Sau khi tập luyện, họ còn quét dọn, trồng cây, trồng hoa trên tuyến đường TL31. Ngoài ra, bà Thuần còn tích cực tham gia nhóm văn nghệ, tập luyện và biểu diễn phục vụ bà con, hưởng ứng các hội thi, hội diễn; tham gia vào nhiều hoạt động thiện nguyện. Bà chia sẻ: “Tham gia các hoạt động giúp tôi khỏe hơn, cả về thể chất lẫn tinh thần. Nghe tôi tâm sự rất yêu nghề dạy học, cô giáo của đội dưỡng sinh đã giới thiệu tôi vào lớp học tình thương của giáo xứ Ba Thôn”.

Kể về học trò, giọng bà Thuần đượm buồn. Hầu như bé nào cũng sống trong cơ cực. Có lần, đạp xe qua phường An Phú Đông, bà đứng chết lặng trước căn chòi vá víu của gia đình em Ngọc Trâm. Em sống cùng ông bà nội, bà bán hủ tíu còn ông bệnh nằm một chỗ. Cô bé thường đến lớp với những đôi dép chiếc đực chiếc cái, cũ mèm. Hay như Trúc Đào, ngày ngày theo bà cố ra chợ Cầu Đồng bán cá.

Ông bà cố của Trúc Đào không biết chữ, Trúc Đào cũng chưa được đến trường ngày nào. Được nhận vào lớp, em rất vui và ham học. “Các cháu đều sống trong cảnh ngặt nghèo, nhưng đều rất chăm ngoan. Ở lớp, ngoài dạy chữ, chúng tôi còn dạy các cháu lễ nghĩa, biết giữ gìn vệ sinh môi trường và nhất là luôn quyết tâm, lạc quan hướng về phía trước” - bà Thuần bộc bạch. 

Hết lòng vì người khó

Sân thượng nhà bà Nguyễn Thị Nữ - 73 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu phố 2, phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức - luôn có nhiều rau trái. Rau bà trồng không chỉ dùng cho gia đình mà còn mang cho lối xóm. Là một giáo viên trưởng thành trong môi trường quân đội, chuyện trồng trọt, chăn nuôi với bà đã là thói quen. Ngoài vườn rau, bà còn góp sức tạo vườn thuốc nam tại Trạm Y tế phường, trồng rất nhiều cây, hoa tại trụ sở khu phố. 

Bà Nguyễn Thị Nữ (phải) thường xuyên đi thăm hỏi, hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn
Bà Nguyễn Thị Nữ (phải) thường xuyên đi thăm hỏi, hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

Vào năm 2016, khi mới chuyển về địa phương, bà Nữ băn khoăn sao không thấy hội phụ nữ hoạt động gì. Sau đó, bà mới biết tổ 14, khu phố 2 chưa thành lập được tổ chức hội. Thế là bà tự nguyện “Để cô kết nối chị em cho”.

Với 24 năm làm hiệu trưởng trường tiểu học rồi THCS Tam Bình, bà có sự kết nối với nhiều thế hệ phụ huynh ở đây. Thành ra, khi ngỏ ý gầy dựng tổ hội phụ nữ thì các chị em đều ủng hộ bà, một số chị sống ở những tổ khác cũng tham gia. “Quen chắt bóp từ nhỏ nên tôi rủ những chị em có điều kiện lập quỹ tương trợ nhằm giúp hội viên có vốn buôn bán nhỏ” - bà Nữ cho biết. 

Năm 2019, bà Nữ đảm trách vai trò chi hội trưởng, quỹ tương trợ ngừng hoạt động, nhưng nhiều bạn bè, đồng nghiệp và học trò của bà lại góp tiền tạo nguồn vốn không phải trả lại cho những hộ đặc biệt khó khăn. 

Dù tuổi đã cao, nhưng chưa khi nào bà Nữ sao nhãng việc hội. 

Mẫn Nhi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Đường về qua mấy sông sâu

    Đường về qua mấy sông sâu

    15-09-2024 06:56

    Bây giờ, phương tiện đi lại nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đường về quê lại thăm thẳm hơn. Về quê thăm mẹ dường như cũng không được ưu tiên nữa…

  • Đường về nhà chưa bao giờ xa

    Đường về nhà chưa bao giờ xa

    14-09-2024 20:31

    Chị từng mải miết với cuộc sống bộn bề cho đến một ngày trở về nhà thì ba đã không còn nhận ra chị nữa…

  • Học cách yêu mình

    Học cách yêu mình

    14-09-2024 11:20

    Hành trình của chị bạn tôi và cô gái ấy giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau - một bên kết nối hơn, một bên khủng hoảng hơn.

  • Làm mẹ ở tuổi 13

    Làm mẹ ở tuổi 13

    14-09-2024 06:10

    Thấy bụng T.N. to ra, gia đình chỉ nghĩ em mập lên. Tới khi T.N. được đưa đi khám thì cái thai đã khoảng 7 tháng.

  • Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    13-09-2024 19:04

    Yêu một người có thể chỉ qua một khoảnh khắc, nhưng ở bên một người đó lại là cả một hành trình từ tìm hiểu, cố gắng, thay đổi vì nhau...

  • Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    13-09-2024 18:12

    Chị cố tìm cách, hết ngọt nhạt tỉ tê đến làm căng, gây áp lực mong anh nói thật, nhưng đều vô vọng.

  • Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    13-09-2024 11:50

    Chuyện gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ mũm mĩm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thông điệp “bình đẳng hình thể” trở nên gầy đi?

  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.