Tục trang điểm cho "ông lợn" ở Hà Nội

03/02/2023 - 20:15

PNO - Vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, theo phong tục truyền thống, người dân làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại trang điểm các "ông lợn" thật đẹp để làm lễ rước lợn.

Vào 13 tháng Giêng hàng năm, theo phong tục truyền thống, người dân làng La Phù làm lễ rước 'ông lợn' ra đình làng để dâng tế thành hoàng làng.
Các "ông lợn" được rước ra đình làng để dâng tế thành hoàng làng.
Lễ rước 'ông lợn' của người dân làng La Phù là để tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6, đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi.
Lễ rước "ông lợn" là để dịp để người dân làng La Phù tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6, đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi.
Những 'ông lợn' tham gia lễ rước lợn được tuyển chọn kĩ càng, được cả thôn chăm nuôi trong cả năm theo chế độ dinh dưỡng riêng. Đến ngày, những ông lợn được 'ngả' và trang điểm thật đẹp trước khi đưa vào lễ rước.
Những "ông lợn" được tuyển chọn kỹ càng, được cả thôn chăm nuôi trong cả năm theo chế độ dinh dưỡng riêng. Đến ngày, những "ông lợn" được "ngả" và trang điểm thật đẹp trước khi đưa vào lễ rước.
Trong quá trình trang điểm, phần quan trọng bậc nhất của các 'ông lợn' đó là phần mỡ chài được bóc tách cẩn thận và sử dụng để làm áo choàng, khăn choàng... tuỳ theo cách trang điểm của từng thôn.
Trong quá trình trang điểm, phần quan trọng bậc nhất của các "ông lợn" đó là phần mỡ chài được bóc tách cẩn thận và sử dụng để làm áo choàng, khăn choàng... 
Năm nay, từ 10 xóm của làng La Phù chọn ra được 17 'ông lợn' đạt tiêu chuẩn để được rước lên đình. Việc trang điểm ngoài lựa chọn từ người khéo tay còn là gia đình có truyền thống văn hoá, có đạo đức tốt.
Năm nay, từ 10 xóm của làng La Phù chọn ra được 17 "ông lợn" đạt tiêu chuẩn để được rước lên đình. Người được chọn để trang điểm cho các "ông lợn" là người khéo tay và sống trong gia đình có truyền thống văn hóa, có đạo đức tốt.
Ông Nguyễn Hưng Tôn (trưởng thôn Độc Lập, La Phù, Hà Nội) cho biết: 'năm nay lễ hội được tổ chức trở lại sau 2 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên người dân trong thôn ai cũng phấn khởi. Để chuẩn bị cho lễ hội, thôn đã chọn người nuôi 'ông lợn' từ đầu năm với một chế độ đặc biệt như thức ăn phải tinh khiết, mùa hè phải mắc màn chống muỗi, những ngày trời lạnh phải đốt lò sưởi để đảm bảo sức khỏe của 'ông lợn'.
Ông Nguyễn Hưng Tôn - trưởng thôn Độc Lập - cho biết: "Năm nay lễ hội được tổ chức trở lại sau 2 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên người dân trong thôn ai cũng phấn khởi. Để chuẩn bị, thôn đã chọn người nuôi "ông lợn" từ đầu năm với chế độ đặc biệt như thức ăn phải tinh khiết, mùa hè phải mắc màn chống muỗi, những ngày trời lạnh phải đốt lò sưởi để đảm bảo sức khỏe cho "ông lợn".
Ông Lương Đức Lộc (Thái Nguyên, quê tại La Phù) cho biết: 'Năm nào tôi cũng về quê La Phù để xem rước lợn. 2 năm vừa rồi tôi không về được vì làng không tổ chức hội để phòng chống dịch. Năm nay được tổ chức lại, tôi rất vui khi các giá trị văn hoá tốt đẹp của làng vẫn luôn tồn tại đến giờ'.
Là người quê La Phù, ông Lương Đức Lộc (sống tại Thái Nguyên) cho biết: "Năm nào tôi cũng về quê để xem rước lợn. 2 năm vừa rồi làng không tổ chức, năm nay tổ chức lại, tôi rất vui khi các giá trị văn hóa tốt đẹp của làng vẫn tồn tại đến giờ".
Các 'ông lợn' được tuyển chọn sẽ là niềm vinh dự của cả thôn, vì thế công việc trang điểm được toàn bộ dân cư trong thôn ra tay góp sức.
Các "ông lợn" được tuyển chọn sẽ là niềm vinh dự của cả thôn, vì thế công việc trang điểm được toàn bộ người dân trong thôn góp sức.
Trong số 17 ông lợn rước quanh làng, sẽ chỉ có 6 ông lợn đẹp nhất được đưa vào gian trong của đình còn 11 ông lợn khác sẽ được lễ tế ở ngoài sân.
Trong số 17 "ông lợn" được rước quanh làng, sẽ có 6 "ông lợn" đẹp nhất được đưa vào gian trong của đình, 11 "ông lợn" khác sẽ được lễ tế ở ngoài sân.
Lễ rước lợn được tổ chức từ 19g ngày 13 tháng Giêng. Các ông lợn rước quanh làng trong khoảng 2 tiếng đồng hồ để vào cập đến sân đình lúc 21g. Lễ tế được tổ chức và kết thúc lúc 1-2g sáng ngày 14 tháng Giêng. Sau đó, các ông lợn được đưa về các thôn về phân phát cho người dân.
Lễ rước lợn được tổ chức từ 19g ngày 13 tháng Giêng. Các "ông lợn" được rước quanh làng trong khoảng 2 tiếng đồng hồ để vào sân đình lúc 21g. Lễ tế được tổ chức và kết thúc lúc 1-2g sáng ngày 14 tháng Giêng. Sau đó, các "ông lợn" được đưa về các thôn phân phát cho người dân.
Tương truyền, mỗi lần Tĩnh Quốc Tam Lang chuẩn bị lên đường đánh giặc, ông lại mổ lợn khao quân. Mỗi lần như vậy, người dân trong làng mang lợn đến dâng. Sau này, người dân La Phù tôn ông làm thành hoàng làng và vẫn giữ tục dâng tế lợn để tưởng nhớ ông.
Tương truyền, mỗi lần Tĩnh Quốc Tam Lang chuẩn bị lên đường đánh giặc, ông lại mổ lợn khao quân. Mỗi lần như vậy, người dân trong làng lại mang lợn đến dâng. Sau này, người dân La Phù tôn ông làm thành hoàng làng và vẫn giữ tục dâng tế lợn để tưởng nhớ ông vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm.

Bảo Khang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI