Tục nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn

17/05/2022 - 06:17

PNO - Hơn chục thanh niên bản thay phiên nhảy vào đống lửa, than đang cháy đỏ rực dưới đôi chân trần và tay không phá lửa, để cầu vụ mùa bội thu.

Tục nhảy lửa của người dân tộc Pà Thẻn  
Tục nhảy lửa (cầu lửa) là lễ hội truyền thống của người dân tộc Pà Thẻn (sinh sống nhiều ở Hà Giang, Tuyên Quang
Tục nhảy lửa (cầu lửa) là lễ hội truyền thống của người dân tộc Pà Thẻn (sinh sống nhiều ở Hà Giang, Tuyên Quang), thường được tổ chức từ ngày 16 (Âm lịch) hàng năm. Đây là một trong những lễ hội mang tính tín ngưỡng độc đáo của người dân tộc Pà Thẻn được duy trì đến ngày nay, với mục đích cầu cho mùa màng bội thu, sức khỏe và bình an cho dân làng. (Trong ảnh: Thầy cúng đang dâng lễ, một tay cầm que tre gõ liên lục vào đàn và đọc bài cúng, nói lý do tổ chức lễ hội nhảy lửa).
thầy cúng thắp nến và bày lễ vật lên mâm cúng, rồi thắp ba nén hương cắm vào bát hương trên bàn, rồi thắp ba nén hương khác, cắm dưới đất bên cạnh ghế nơi thầy cúng ngồi. Sau đó, thầy ngồi vào ghế cúng, một tay cầm que tre, một tay cầm chiếc vòng lắc Pà sán tầu vừa gõ que tre vào đàn Pàn dơ vừa lắc vòng, thân người rung bần bật theo từng nhịp gõ, miệng đọc bài cúng đầu tiên nói lên lý do tổ chức Lễ hội Nhảy lửa bằng tiếng Pà Thẻn.
Mân lễ của tục nhảy lửa người dân tộc Pà Thẻn 
 
Theo lời kể của các bô lão, phong tục nhảy lửa bắt nguồn từ tục chiêu mộ học trò làm thầy cúng, để giao tiếp với thần linh. Mỗi buổi lễ, sẽ có khoảng 10 - 12 học trò đã được truyền nghề ngồi cạnh thầy cúng, lần lượt từng học trò sẽ được 'nhập xác' rung bần bật.
Nhiều du khách, đặc biệt là người miền xuôi thích thú với lễ hội nhảy lửa của bà con dân tộc Pà Thẻn.
Nhiều du khách, đặc biệt là người miền xuôi tỏ ra rất thích thú với lễ hội nhảy lửa của bà con dân tộc Pà Thẻn.
Trước khi nhập lễ, các chàng trai Pà Thẻn sẽ cùng người dân và du khách trải nghiệm một trò chơi. Khi 2-3 chàng trai dân tộc kề vai vào một khúc gỗ lớn, giữ chặc để
Trước khi nhập lễ, các chàng trai Pà Thẻn sẽ cùng người dân và du khách trải nghiệm một trò chơi. Khi 2 - 3 chàng trai dân tộc kề vai vào một khúc gỗ lớn, giữ chặt để cố định phần dưới. Du khách, đặc biệt là nam giới, có thể dùng sức để ấn cho khúc gỗ chạm đất, nhưng đây chắc chắn là việc không dễ dàng.
Đúng giờ lễ thường rời vào khoảng 20h, các thanh niên sau khi được nhập xác sẽ lao vào dùng tay và chân không có đồ bảo hộ phá đóng lửa, trong tiếng gõ liên tục của thầy cúng và tiếng hò reo của người dân.
Đúng giờ lễ, thường vào khoảng 20g, các thanh niên sau khi được "nhập xác" sẽ lao vào dùng tay và chân không có đồ bảo hộ phá đống lửa, trong tiếng gõ liên tục của thầy cúng và tiếng hò reo của người dân.
Cảnh nhảy lửa của người dân tộc Pà Thẻn.
Hoàn toàn chân và tay của những thanh niên này không có đồ bảo hộ nhưng điều đặc biệt là không nóng, bỏng.
Chân tay hoàn toàn không có đồ bảo hộ, nhưng các thanh niên này không hề thấy nóng hay bỏng. Tục nhảy lửa cũng được xem là một nét đẹp của sự gan dạ, lòng dũng cảm của các chàng trai bản.
Rất đông người dân đứng xa, bao quanh để tận mắt xem tục nhảy lửa độc đáo của người dân tộc Pà Thẻn.

Rất đông người dân đứng xem tận mắt tục nhảy lửa độc đáo của người Pà Thẻn. Sau khi thực hiện nghi lễ nhảy lửa (đến khi tắt hoàn toàn lửa và than) thầy cúng sẽ tiếp tục thực hành nghi lễ "xuất binh" và cảm ơn các vị thần linh đã về chung vui với dân làng, qua đó cầu mong cho vụ mùa tiếp theo được bội thu.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của di sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1, tháng 12/2012) nhằm bảo tồn và phát huy một lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa tộc người và thu hút được đông đảo cộng đồng tham gia.

 Quốc Thái

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI