PNO - Nhịp chiêng giục giã mừng xuân mới. Rượu cần chếnh choáng men say, đôi tay dẻo dai cho tiếng chiêng ngân nga ru xuân nồng.
Đồng bào dân tộc H’rê ở H.Ba Tơ (Quảng Ngãi) còn gọi chiêng là chinh. Bao đời, họ gắn bó với dàn chiêng ba, gồm ba chiếc: chiếc lớn là chinh Vông (chinh cha), nhỏ hơn là chinh Tum (chinh mẹ) và nhỏ nhất là chinh Túc (chinh con). Túc chinh tức đánh chiêng chỉ bằng đôi tay chứ không dùng dùi như những nơi khác.
Chiêng ngân khêu xuân nồng
Xuân đã về. Khí trời se lạnh như mùa đông cố nán lại nơi bản làng vùng cao Ba Tơ. Hoa rừng đong đưa khoe sắc, đẹp tựa sơn nữ diện váy áo thổ cẩm trong ngày tết. Chiêng ba ngân vang chốn non cao làm rạo rực lòng người. Nhiều người diện quần áo mới đến chung vui cùng gia chủ. Họ tụ họp nơi đầu tra (gian tiếp khách phía trước của nhà sàn) thưởng thức hương vị rượu cần, thả hồn vào điệu chiêng trầm bổng.
Ba người (có thể là người trong gia đình hay khách) say sưa trình diễn những kỹ năng đánh chiêng bao đời cha ông truyền dạy. Đôi tay sau bao ngày lao động nặng nhọc giờ vỗ, búng, gõ… vào chiêng tạo nên những âm thanh diệu kỳ. Những đôi tay khéo léo cùng bộ chiêng bằng đồng tạo nên tiếng chim hót lảnh lót giữa rừng chiều, như nước suối róc rách luồn qua khe đá, ếch kêu trong đêm mưa… làm say đắm lòng người.
Lễ công bố và trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người H’rê, H.Ba Tơ ngày 28/4/2021 |
Người nghe vít cần và hút những ngụm rượu ngọt nồng đượm hương núi rừng. Họ thay nhau đánh chiêng và uống rượu, tâm hồn vui phơi phới khi đất trời vào xuân. “Từ đời ông cha đến giờ, đồng bào H’rê chúng tôi rất thích túc chinh. Khi nghe tiếng chiêng là mọi người đến chung vui. Người không biết đánh thì đến nghe và uống rượu cần. Người biết đánh thì thay nhau đánh và uống. Vui lắm…”, anh Phạm Văn Nhót, ở xã Ba Vinh (H.Ba Tơ, Quảng Ngãi) cho biết.
Ngày thơ bé, ông Phạm Văn Vễ đã ngất ngây theo nhịp chiêng ngân vang chốn non ngàn. Xuân về, người làng chung tay sửa soạn lễ vật dâng cúng thần linh. Tiếng chiêng hòa cùng lời khấn nguyện của già làng gửi đến đấng linh thiêng cầu mong mưa thuận gió hòa, nhà nhà no đủ, bản làng yên vui. Sau lễ cúng, mọi người quây quần cùng nhau thưởng thức món ăn đậm đà hương vị núi rừng. Những chiếc cần được chuyền tay nhau chếnh choáng men say. Nhịp chiêng trỗi lên giục giã lòng người hòa mình vào hội. Họ say mê múa hát, chân bước nhịp nhàng theo điệu chiêng ngân nga.
Cứ thế, cuộc vui kéo dài đến thâu đêm suốt sáng. Rồi từ đó, tiếng chiêng bay bổng thấm vào tâm hồn thơ ngây của cậu bé thường ngày quẩn quanh bên nhà sàn hay theo cha mẹ lên nương rẫy. Vễ mày mò tập luyện theo sự dạy bảo của cha, thả hồn vào chiêng qua đôi tay bé nhỏ. Tuổi 15, ông thành thạo các kỹ năng đánh chiêng góp vui với dân làng. Ngoảnh lại, đã dài hơn nửa thế kỷ. “Với đồng bào H’rê chúng tôi thì lễ hội phải đánh chiêng mới vui. Do vậy mà từ nhỏ anh em chúng tôi đã luyện tập đánh chiêng để góp vui với dân làng…”, ông tâm sự.
Trình diễn chiêng ba tại nhà anh Phạm Văn Nhót |
Gắn kết tình người
Tết là những ngày vui nhất của làng với tiếng chiêng ngân vang qua cách diễn tấu điêu luyện của các nghệ nhân chốn non cao. Dân làng đến dự hội chung vui, cởi mở chuyện trò khiến tình nghĩa bản làng thêm gắn bó. Trai gái hòa mình vào những vũ điệu sôi động với thân hình rắn chắc, ánh mắt thiết tha ẩn chứa bao điều muốn nói. Họ gặp gỡ nhau, qua những lời tán tỉnh ngọt ngào rồi nên duyên vợ chồng. “Nhiều người thành đôi sau những buổi gặp gỡ như thế. Những chàng trai đánh chiêng hay được nhiều cô gái để ý lắm…”, anh Nhót cho biết.
Chiêng ba là loại nhạc cụ có từ lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số H’rê. Hiện trên địa bàn huyện còn 890 bộ chiêng ba với 741 người sử dụng thành thạo. Những năm qua, các cấp ngành chức năng đưa chiêng ba vào các hoạt động văn hóa - văn nghệ, khuyến khích người dân trình diễn tại những buổi sinh hoạt ở cộng đồng dân cư. Nhiều câu lạc bộ chiêng ba cũng đã được thành lập, nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức của khách du lịch khi đến vùng núi non kỳ vĩ này. Ông Lê Cao Đỉnh, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin H.Ba Tơ
|
Không chỉ dịp tết, nhịp chiêng ba là “linh hồn” trong lễ cưới hỏi, cúng tổ tiên, mừng nhà mới… và những ngày vui miền sơn cước. Tiếng chiêng ngân vang thay lời mời gọi mọi người đến chung vui. Họ cùng nhau chuyện trò, học hỏi để kỹ năng đánh chiêng thêm nhuần nhuyễn. Nhịp chiêng khoan nhặt, lên bổng xuống trầm bày tỏ tâm tình của người dân vùng cao giàu lòng hiếu khách. “Cứ nghe tiếng chiêng là chúng tôi đến chung vui thôi. Từ những dịp như thế, tình cảm xóm giềng càng thêm gắn bó, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn…”, ông Phạm Văn Đức cho biết.
35 năm gắn với túc chinh, ông Phạm Văn Rôm được mời đến nhiều nơi giao lưu, trình diễn loại nhạc cụ độc đáo bao đời tổ tiên truyền lại. Công việc khá bận rộn, nhưng ông vẫn cố thu xếp để được “nghiêng ngả” cùng chiêng. Âm thanh khi trầm hùng, lúc rạo rực, thổn thức… như giãi bày nỗi lòng. Ông kết bạn với nhiều người chung niềm đam mê gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.
Đang bận chuẩn bị đổ bê tông cho ngôi nhà của một người dân trong vùng, ông nhận được điện thoại từ anh Nhót báo tin: “Có thằng em ở dưới xuôi lên nghe chiêng”. Ông mỉm cười với con trai là chủ thầu xây dựng rồi vội về nhà tắm rửa để đến nơi tụ họp đội chiêng. “Giờ đã có nhiều lựa chọn loại hình giải trí, nhưng vẫn còn nhiều người đam mê túc chinh lắm, cả già lẫn trẻ. Vậy nên chúng tôi luôn cố gắng giữ gìn và truyền lại cho con cháu”, ông tâm sự.
Minh Kỳ
Chia sẻ bài viết: |
Vài ngày qua, thông tin chỉ có 2/12 rạp hát tại TPHCM được sử dụng gây chú ý trong dư luận.
TP Hội An sẽ tổ chức nhiều sự kiện nhằm kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.
Trên màn ảnh Việt, người khuyết tật có cơ hội đóng phim chỉ ở những vai nhân vật khuyết tật.
Không để thiếu em nào có lẽ là một trong những bộ phim “khiêm tốn” nhất của Trương Nghệ Mưu, với kinh phí cực kỳ ít ỏi.
Gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong ngành xuất bản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra.
Những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tác giả Lê Hà (sinh năm 1983, TP Huế) đã đưa bạn đọc trở về những ngày xưa cũ, để thưởng thức những món ăn bình dị, dân dã...
Việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phải làm rào chắn, lần nữa cho thấy văn hóa ứng xử kém của một bộ phận công chúng.
Trong hải trình về với quân dân vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc (từ 9 - 16/11), âm nhạc như chất xúc tác đặc biệt,
“Hẹn sáng Chủ nhật ở chợ quê nghen”. Chợ quê mà chị em nhắn nhau rần rần trên Facebook nằm ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM
Đề tài bạo lực học đường đã đi vào trang sách, trở thành chủ đề trò chuyện cho trẻ thơ.
Bộ ba sách ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, cảm xúc và những giá trị cốt lõi về đạo đức, trí tuệ, và nghị lực.
Cùng cha mẹ già đi (Nhà xuất bản Dân trí) của tác giả Tất Khiếu Nam như một minh chứng cho sự đồng hành giữa 2 thế hệ...
Trước thềm ngày họp Quốc hội bỏ phiếu về việc tăng thuế VAT ngành văn hóa, hơn 30 DN sản xuất phát hành phim trong nước ký đơn kiến nghị phản đối.
Những ngày qua, ca khúc "Mẹ yêu con" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bỗng trở thành một trong những xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội.
NSND Trung Hiếu khẳng định mô hình sân khấu hóa ở TPHCM cần được cả nước học tập.
Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM thông tin về tình trạng không hoạt động thời gian dài tại các địa điểm rạp Đại Đồng, rạp Long Phụng và rạp Công Nhân...
Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, bửu tán ngai vàng triều Nguyễn dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.