PNO - Mâu thuẫn bố mẹ chồng, con dâu trong cuộc sống là rất khó tránh, nhất là cùng chung sống dưới một mái nhà.
edf40wrjww2tblPage:Content
Câu chuyện nữ y tá mang thai ôm theo đứa con trai hơn 2 tuổi tự tử trên sông Lô khiến dư luận bàng hoàng. Ai ai cũng tỏ ra xót thương 3 mẹ con nhưng cũng không ít ý kiến trách chị Mai đã nông nổi khiến đứa bé vô tội và bào thai chưa thành hình hài cũng phải lìa đời một cách oan uổng.
Chị Mai ra đi, theo cách nghĩ thông thường, là để tự giải thoát khỏi bế tắc cuộc sống. Thế nhưng sự ra đi của chị lại khiến những người thân nặng trĩu tâm can, cho dù chồng chị Mai có khẳng định: "đến bây giờ mình nghĩ là, mình cũng không ân hận gì cả", hay mẹ chồng chị Mai: "bản thân chúng tôi không làm việc xấu, không làm việc ác nên tôi chả có lo gì"... thì cuối cùng anh cũng phải công nhận: "Vợ chọn cách đi như thế này khiến mình sống không bằng chết".
Có một thực tế mà mọi người có thể thấy rõ qua các thông tin về vụ việc là, cái chết của ba mẹ con chị Mai có nguồn gốc từ mâu thuẫn gia đình, cụ thể là mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Như anh S, chồng chị Mai khẳng định: "...việc vợ chồng, mẹ con mâu thuẫn thì đã 2 năm nay rồi, cả xóm, cả trên quê cũng biết nhưng chung quy lại cũng chỉ là quanh cái chuyện ăn ở lặt vặt". "...Tính vợ lại thẳng, nói năng không khéo léo. Có nhiều khi, không đúng ý cái gì đó, nó cứ nói bỗ vào mặt mẹ chồng và chồng khiến gia đình càng thêm mâu thuẫn".
Một người hàng xóm cũng cho biết, chị Mai sống rất tốt và biết điều. Nhưng chị Mai cũng thường than phiền về mẹ chồng, và chị Mai cũng từng nói rằng giữa chị Mai và mẹ chồng có rất nhiều mâu thuẫn... Những tâm sự của em gái chị Mai sau cái chết của chị mình cũng nói lên điều đó. Mâu thuẫn, bỏ về nhà mẹ đẻ, giảng hòa, rồi lại mâu thuẫn, đi thuê nhà ở riêng, giảng hòa, về sống chung và cuối cùng là kết thúc bằng cái chết của ba mẹ con sau khi họ tái hợp có vài tháng.
Nhiều người có ý kiến chồng chị Mai là người đàn ông hèn, không bảo vệ được vợ con. Là người đàn ông trong nhà mà không dung hòa được mối quan hệ giữa mẹ và vợ. Nhiều lần xem phim những bộ phim xoay quanh chuyện gia đình của Hàn Quốc, tôi rất thích một câu mà người chồng hay nói với vợ khi có mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Đại ý, nên nhịn mẹ một chút, mẹ có nói gì quá đáng thì hãy "nghe tai này và cho ra tai kia". Người chồng là người đứng giữa "cuộc chiến" này, rất khó có thể đứng về phe ai. Nhiều chị em cũng tâm sự rằng, bà mẹ chồng rất quá đáng, nhưng nếu cãi mẹ thì nghĩ chồng sẽ rất khổ tâm nên họ đành nín nhịn cho qua.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Mâu thuẫn bố mẹ chồng, con dâu trong cuộc sống là rất khó tránh, nhất là cùng chung sống dưới một mái nhà. Dưới đây là một số kỹ năng chị em chia sẻ với nhau trên mạng để có thể chung sống hòa thuận với bố mẹ chồng.
- Bố mẹ chồng là người sinh ra chồng, vì vậy cần phải coi như bố mẹ mình. Trước mặt bố mẹ chồng hãy thể hiện bạn chính là con gái họ, đối xử với mẹ đẻ thế nào thì hãy đối xử với mẹ anh ấy như thế. Tuy nhiên, đừng mong rằng bạn sẽ làm được điều đó với hai người xa lạ trong vòng vài tháng. Có thể phải mất nhiều năm, có thể là sau khi sinh con rồi thì có lẽ bạn mới thực sự làm cho bố mẹ chồng yêu thương, tin cậy mình.
- Không nên để những mâu thuẫn không cần thiết xảy ra. Nếu có điều gì không hợp hay bất đồng quan điểm tư tưởng, thì tốt hơn hết là nên tìm cách khéo léo để khỏi phải tiếp xúc thường xuyên. Dù có tức giận mẹ chồng đến mấy cũng không nên tuôn hết ra, bởi vì một khi lời đã nói ra, có thể không bao giờ rút lại được.
- Khi xảy ra vấn đề với bố mẹ chồng đừng có tố cáo hay nói xấu họ với chồng, như thế chỉ càng làm ông xã khó xử. Im lặng là vàng. Đôi khi, bạn phải nuốt sự thật vào lòng và khéo léo để không làm tổn thương bố mẹ chồng hay chồng. Đó là sự hy sinh bạn nên làm để sống cùng nhà chồng một cách hòa thuận.
- Nếu có sự hiểu lầm giữa mẹ chồng với mình thì nên khéo léo nói cho chồng biết và tìm cơ hội lúc đông đủ cả nhà thì nhỏ nhẹ thanh minh và xin lỗi nếu bạn thực sự có điều gì làm sai. Và cũng nên góp ý thẳng nếu mẹ chồng hiểu chưa đúng về mình.
- Tập bao dung tha thứ và thông cảm. Mình phải thường xuyên tự xét lại mình trước khi phê bình chỉ trích người khác. Hãy bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh để duy trì không khí thân ái, hòa hợp trong gia đình. Nhiều chị em hễ có mâu thuẫn là ôm con về nhà mẹ đẻ rồi kể lể, thêm mắm dặm muối chuyện nhỏ thành lớn, mâu thuẫn sẽ không bao giờ giải quyết được mà ngày càng sâu thêm.
- Nghĩ về những lợi ích khi sống chung: Sống cùng bố mẹ chồng không chỉ có hy sinh mà có rất nhiều lợi ích. Bố mẹ chồng luôn trông nom nhà cửa khi bạn đi làm, con bạn sẽ được ông bà chăm. Vì vậy, nếu bạn nghĩ không thể sống cùng bố mẹ chồng, hãy nghĩ đến những điểm tích cực.
Chị Yến (HN) chia sẻ câu chuyện của mình: Dù về làm dâu một bà mẹ chồng trước đó đã nổi tiếng cay nghiệt và keo kiệt nhưng, ngay từ khi bước chân về nhà chồng, chị đã xác định vai trò của dâu trưởng là phải chăm lo, phụng dưỡng mẹ chồng, và chấp nhận phải sống với mẹ chồng cho đến khi bà chết. Vì vậy, chị cố gắng xây dựng, vun đắp mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp ngay từ những ngày mới về làm dâu bằng cách, đi đâu, làm gì cũng xin phép mẹ chồng cẩn thận, bà đồng ý thì mới làm, không thì thôi. Đi đâu xa, chị thường mua quà cho bà, thường xuyên hỏi thăm sức khỏe bà, lắng nghe bà, đưa bà đi chơi đây đó để mẹ con thêm thân thiết. Vì vậy, ban đầu mẹ chồng chị Yến nghi ngờ chị làm vậy để lấy lòng bà, lợi dụng bà. Nhưng qua nhiều năm chung sống, chị được mẹ chồng yêu quý thực lòng.
Tình yêu của chồng đã sưởi ấm trái tim tưởng chừng nguội lạnh của chị. Chị viết: “Tôi nhìn mọi thứ trong cuộc sống nhẹ nhàng hơn sau những chuyến đi...".